Thiết bị xây dựng là gì? Quy định liên quan đến thiết bị xây dựng bạn cần biết

Thiết bị xây dựng là yếu tố không thể thiếu để góp phần tạo nên công trình vững chắc, bền đẹp và an toàn. Thiết bị được dùng trong công trình có thể gồm vật liệu, thiết bị lắp đặt tại công trình,… Vậy, chính xác thiết bị xây dựng là gì? Quy định của pháp luật liên quan đến thiết bị xây dựng như thế nào? Cùng Minh Long tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Thế nào là thiết bị thi công xây dựng?

Thi công xây dựng là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Xây dựng 2014, thi công xây dựng gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi hoặc phá dỡ công trình, bảo hành và bảo trì công trình xây dựng.

Thiết bị xây dựng là gì?

Thiết bị xây dựng là các công cụ, dụng cụ, máy móc, thiết bị được sử dụng trong quá trình xây dựng để thực hiện các công việc như đào đất, san lấp, khoan, cắt bê tông hóa, nâng hạ vật liệu, lắp đặt,… 

Các thiết bị này được dùng để tăng năng suất, tiết kiệm thời gian và công sức cho công nhân xây dựng. Một số thiết bị thi công xây dựng được sử dụng phổ biến như máy xúc, máy đào, máy trộn bê tông, máy cắt bê tông, máy đánh bóng bê tông, máy mài sàn, máy cắt bê tông, máy khoan, máy hàn,…

Thiết bị xây dựng là gì?
Thiết bị xây dựng là gì?

Các loại thiết bị xây dựng

Hiện nay, có nhiều cách để phân loại thiết bị xây dựng như dựa vào mục đích, chức năng, cơ cấu hoặc công nghệ sử dụng. Dưới đây là các loại thiết bị xây dựng được phân loại dựa trên cơ cấu như sau:

– Máy cơ giới: Gồm máy xúc, máy ủi, máy đầm, máy nén, máy khoan địa chất, máy bốc vác,…

– Thiết bị vận chuyển xây dựng: Là các loại thiết bị dùng để di chuyển vật tư trong quá trình xây dựng

– Máy công trình thủy lợi: Như máy bơm nước, máy hút bùn, máy tưới nước,…

– Thiết bị xây dựng chuyên dụng: Gồm máy cắt uốn sắt, máy tiện ren, máy cắt bê tông, máy đầm cóc, máy khoan bê tông,…

Ngoài ra, các thiết bị xây dựng còng được phân loại dựa trên công suất, nguồn năng lượng sử dụng, kích thước,… của máy.

Chi tiết về 05 thiết bị xây dựng được sử dụng phổ biến gồm:

Thiết bị động cơ, máy phát lực

Là nhóm thiết bị làm biến đổi năng lượng để cung cấp động lực cho hoạt động của các loại máy móc như động cơ điện, động cơ đốt trong, động cơ thủy lực,… Hoặc có thể là tổ hợp máy nổ – máy phát điện, máy bơm – động cơ thủy lực,…

Thiết bị nâng hạ vật tư

Thiết bị nâng hạ vật tư được sử dụng để vận chuyển hoặc nâng/kéo vật theo phương thẳng đứng hoặc phương ngang trong phạm vi hẹp như máy tời, cần trục, kích nâng, băng tải,…

Thiết bị hỗ trợ gia cố nền móng

Nhóm này gồm các loại thiết bị, máy móc xây dựng phục vụ cho quá trình thi công đất và gia cố nền móng ổn định như:

– Máy đào, máy xới, máy ủi, máy san đất…

– Máy đầm bê tông như xe lu, máy đầm đất,…

– Thiết bị đóng/hạ cọc như búa đóng cọc, máy khoan cọc nhồi,…

– Máy làm ổn định nền móng như thiết bị hạ cọc cát, máy trộn bê tông,…

Thiết bị sản xuất vật liệu, cấu kiện xây dựng

Đây là nhóm thiết bị xây dựng đa dạng và tùy theo công dụng của chúng sẽ được phân loại thành các nhóm nhỏ như sau:

– Thiết bị sản xuất gạch

– Thiết bị, máy móc sản xuất đá

– Máy sản xuất ngói, máy sản xuất tấm lợp kim loại hoặc phi kim loại

– Thiết bị, máy móc sản xuất gạch ốp, lát

– Thiết bị, máy móc sản xuất các chất kết dính như thạch cao, xi măng,…

– Thiết bị phục vụ công tác bê tông: máy trộn bê tông, máy vận chuyển bê tông, máy đầm bê tông, 

Thiết bị xây dựng chuyên dùng

Gồm một số loại máy phục vụ cho công tác thường có đặc thù riêng như thi công mặt đường, nạo vét luồng, lạch, máy và thiết bị cống hầm,… Hoặc các loại thiết bị thi công trong môi trường độc hại.

Thiết bị xây dựng là gì?
Các loại thiết bị xây dựng được dùng phổ biến

Quy định về thiết bị xây dựng là gì?

Điều kiện sử dụng thiết bị xây dựng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2021/NĐ-CP, vật liệu xây dựng là sản phẩm, hàng hóa được dùng để tạo nên công trình (trừ trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ). Yêu cầu đối với sử dụng thiết bị xây dựng được quy định tại Điều 110 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi năm 2020) như sau:

– Đảm bảo an toàn, hiệu quả, thân thiện với môi trường khi sử dụng thiết bị xây dựng 

– Sử dụng vật liệu, thiết bị, cấu kiện trong công trình phải theo đúng thiết kế xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có) đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng theo quy định

– Thiết bị xây dựng được sử dụng để sản xuất, chế tạo và gia công bán thành phẩm phải phù hợp theo quy định của pháp luật.

Mức phạt khi vi phạm quy định về sử dụng thiết bị xây dựng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, mức phạt khi vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng như sau:

Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Để người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm quy định khi sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân khi tham gia thi công trong công trường xây dựng;

– Không lập kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động, không lập biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với các công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao;

– Sử dụng thiết bị thi công không có giấy tờ lưu hành, vận hàng theo quy định hoặc không kiểm định/đã hết thời gian kiểm định, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy tờ lưu hành, vận hành và kiểm định;

– Không có biển cảnh báo đề phòng tai nạn hoặc không có người hướng dẫn tại những địa điểm nguy hiểm trên công trường;

– Không bố trí hoặc bố trí người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động không được đào tạo về an toàn lao động hoặc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng và không đáp ứng quy định khác về an toàn, vệ sinh lao động;

– Không hướng dẫn người lao động nhận diện yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn nguy hiểm và không có biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường xây dựng;

– Không lập, trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp đảm bảo an toàn cho con người, công trình, tài sản, thiết bị, phương tiện trong vùng nguy hiểm;

– Không có quy định cụ thể hướng dẫn biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường khi thi công;

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, mức phạt vi phạm trên là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng hành vi vi phạm, thì mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, các công trường sử dụng thiết bị xây dựng khi thi công nếu không có các biện pháp đảm bảo an toàn và không có giấy tờ lưu hành theo quy định sẽ bị phạt tiền theo mức phạt vi phạm trên.

Thiết bị xây dựng là gì?
Quy định về thiết bị xây dựng là gì?

Hiện nay, các máy móc, thiết bị xây dựng được phân phối tại Minh Long đều có giấy tờ kiểm định và cho phép lưu thông theo đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm của Minh Long luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm an toàn trước khi giao đến tay khách hàng. Do vậy, Khách hàng sử dụng thiết bị xây dựng tại Minh Long hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu về thiết bị xây dựng là gì và những quy định liên quan. Việc sử dụng thiết bị xây dựng được kiểm định, cho phép lưu hành là điều quan trọng khi đảm bảo an toàn cho con người khi thi công công trình. Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm mua thiết bị xây dựng chất lượng hãy liên hệ đến Minh Long để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhé.

 

Tin tức khác

Cách nhận biết phụ kiện máy uốn sắt chính hãng
Hướng dẫn cách nhận biết phụ kiện máy uốn sắt chính hãng

Việc chọn mua phụ kiện máy uốn sắt chính hãng là rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất làm việc và độ bền của máy. Khi mâm uốn sắt bị hỏng, bàn uốn sắt cũ hoặc chân đạp bị gãy thì bạn cần thay mới kịp thời để tránh ảnh hưởng đến công việc. […]

5 địa chỉ cho thuê máy uốn sắt xây dựng giá tốt tại Hà Nội
5 địa chỉ cho thuê máy uốn sắt xây dựng giá tốt tại Hà Nội

Các loại máy xây dựng như máy đầm cóc, máy cắt uốn sắt,… được sử dụng phổ biến tại các công trình lớn nhỏ. Không ít đơn vị thầu xây dựng lựa chọn thuê các thiết bị, máy móc dài hạn để tiết kiệm chi phí. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cho […]

Địa chỉ mua phụ tùng máy duỗi sắt chính hãng
Địa chỉ mua phụ tùng máy duỗi sắt chính hãng, giá tốt

Việc sử dụng phụ tùng máy duỗi sắt chính hãng sẽ giúp nâng cao tuổi thọ và hiệu năng của máy. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay với sự đa dạng của các đơn vị cung cấp linh phụ kiện nên nhiều người không biết đâu mới là địa chỉ bán phụ tùng chính […]

Cách sửa máy cắt sắt thủy lực
Các lỗi thường gặp: Cách sửa máy cắt sắt thủy lực

Máy cắt sắt thủy lực sở hữu khả năng cắt được các loại sắt thép có kích thước từ 6 – 32mm, sử dụng nguồn điện dân dụng 220V và có thiết kế nhỏ gọn. Trong quá trình sử dụng, máy cắt sắt thủy lực cũng có thể gặp phải một số lỗi về động […]

Nên mua máy cắt sắt nào tốt nhất?
Nên mua máy cắt sắt nào tốt nhất? Rakuda, Kowloon, thủy lực

Máy cắt sắt công nghiệp được sử dụng để cắt sắt thép tại các công trình xây dựng lớn nhỏ hoặc các khu công nghiệp. Nếu bạn đang phân vân không biết nên mua máy cắt sắt nào tốt nhất? Nên mua máy cắt sắt thương hiệu Rakuda, Kowloon hay mắt cắt sắt thủy lực […]

Kinh nghiệm thuê máy mài sàn bê tông
Top 9 kinh nghiệm thuê máy mài sàn bê tông cho người mới

Máy mài sàn bê tông là thiết bị không thể thiếu tại các công trình để đảm bảo xử lý bề mặt đạt được độ mịn và hoàn thiện như mong muốn. Một số đơn vị thầu xây dựng nhỏ thường lựa chọn thuê máy mài sàn bê tông như một giải pháp để tiết […]

Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433
Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433