Quy trình kiểm định máy móc thiết bị xây dựng – Những loại thiết bị xây dựng nào cần kiểm định?

Kiểm định máy móc thiết bị xây dựng là quá trình kiểm tra tình trạng của các loại máy móc, thiết bị xây dựng trước khi đưa vào hoạt động. Việc kiểm định cũng được thực hiện định kỳ để đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng. Quy trình kiểm định thường xuyên, đúng quy chuẩn sẽ giúp giảm thiểu tai nạn lao động trong ngành xây dựng và góp phần đảm bảo an toàn trong thi công. Vậy, quy trình kiểm định thiết bị xây dựng như thế nào? Các loại máy móc xây dựng nào cần thực hiện kiểm định? Cùng Minh Long tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tại sao phải kiểm định máy móc thiết bị xây dựng?

Kiểm định máy móc thiết bị xây dựng là hoạt động cần thiết theo quy định của pháp luật. Thực hiện đầy đủ kiểm định máy móc là tuân thủ pháp luật và không bị xử phạt khi có thanh tra kiểm tra. Ngoài ra, quá trình kiểm định cũng giúp nhanh chóng phát hiện ra những hư hỏng và đánh giá được tifng trạng hư hỏng, từ đó đề ra được phương án xử lý cần thiết.

Kiểm định máy móc thiết bị xây dựng là gì?

Việc kiểm định máy móc an toàn là quá trình đánh giá tình trạng hoạt động của loại máy móc, thiết bị đó. Từ đó đưa ra được kết luận để đảm bảo rằng thiết bị xây dựng đó có thực sự an toàn và hoạt động hiệu quả hay không. Ngoài ra, trong khi kiểm định, người sử dụng có thể phát hiện được những nguy cơ có thể gây mất an toàn lao động và nhanh chóng giải quyết kịp thời.

Khi xảy ra tai nạn lao động liên quan đến máy móc, thiết bị xây dựng thì đơn vị thi công sẽ phải tốn khoản chi phí lớn để bồi thường và sửa chữa. Việc kiểm định an toàn cho thiết bị xây dựng thường xuyên sẽ hạn chế được tai nạn và đảm bảo an toàn cho con người.

Cơ quan nào được phép thực hiện kiểm định thiết bị xây dựng?

Những đơn vị thực hiện kiểm định máy móc xây dựng phải có đầy đủ giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, sau khi máy móc xây dựng được kiểm định sẽ được dán tem kiểm định để chứng minh có đủ khả năng tiếp tục vận hành, sử dụng. Mọi thông tin kiểm định sẽ được đưa vào hồ sơ để phục vụ cho lần kiểm định tiếp theo.

Tại sao cần kiểm định máy móc xây dựng
Tại sao phải kiểm định máy móc xây dựng?

Những loại thiết bị xây dựng phải kiểm định

Trong lĩnh vực xây dựng, có rất nhiều loại thiết bị đang được sử dụng. Đa phần các loại thiết bị chính được sử dụng tại công trường đều có thể mang đến nhiều rủi ro tiềm ẩn. Chính vì vậy, việc thực hiện kiểm định sẽ giúp đảm bảo an toàn cho các loại máy móc, thiết bị xây dựng trong quá trình sử dụng.

Các loại máy móc xây dựng phải kiểm định

– Các loại máy vận chuyển, nâng hạ hàng hóa, con người lên cao: Như máy tời, kích nâng, pa lăng cáp, pa lăng xích, thang tải xây dựng, cần trục,…

– Máy vận chuyển vật tư xây dựng như băng tải, gầu tải, băng chuyền, vít tải

– Máy mài nền bê tông, máy xoa nền, máy trát tường,…

– Máy làm đất nền như máy xúc, máy ủi, xe lu, máy đào đất, máy đầm nền bê tông, máy đầm cóc,…

– Các loại máy phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng như máy nghiền, máy sàng, máy phân loại và rửa đá, sỏi,…

– Máy phát lực cung cấp động lực cho các loại thiết bị khác như máy phát điện, máy nén khí,..

– Thiết bị phục vụ công tác bê tông và bê tông cốt thép: Máy trộn bê tông, xe bồn vận chuyển bê tông, máy đầm rung, máy đầm dùi, máy đầm bàn, máy đầm thước,…

– Máy móc thi công mặt đường nhựa: Như trạm trộn nhựa nóng, máy rải nhựa đường, xe phun tưới nhựa, máy cắt bê tông,…

– Các loại máy siêu âm, máy dò cốt thép, máy trắc địa, máy đo chiều sâu, cân điện tử,…

Quy định của pháp luật về an toàn khi sử dụng máy móc thiết bị xây dựng

Các thiết bị, máy móc xây dựng phải được kiểm định theo yêu cầu An toàn của dự án, yêu cầu của công trường, của đơn vị thi công và đơn vị thuê máy móc,…

Tiến hành kiểm định thiết bị xây dựng chính là việc chấp hành đúng quy định pháp luật và thể hiện ý thức an toàn lao động của các đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Cần phải tiến hành kiểm định máy móc xây dựng theo đúng quy định, thời hạn cho tất cả các thiết bị nằm trong danh sách máy móc đòi hỏi cao về an toàn lao động.

Tiêu chuẩn áp dụng kiểm định an toàn

Khi kiểm định máy móc, thiết bị xây dựng cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn được quy định như sau:

– Điều luật TCVN 4244-2005 – Thiết bị nâng hạ: Yêu cầu kiểm tra kỹ thuật ổn định

– Điều luật TCVN 5206-1990 – Thiết bị nâng hạ: Yêu cầu phải đạt trọng tải ổn định và an toàn

– Điều luật  TCVN 5207-1990 – Thiết bị nâng hạ: Yêu cầu an toàn chung

– Điều luật TCVN 5179-1990 – Thiết bị nâng hạ: Yêu cầu thử thủy lực về an toàn

Những loại thiết bị xây dựng nào cần kiểm định?
Thiết bị xây dựng nào phải tiến hành kiểm định?

Quy trình kiểm định máy móc thiết bị xây dựng theo quy định

Kiểm định an toàn máy móc, thiết bị xây dựng có các quy định và yêu cầu riêng. Phải đáp ứng đầy đủ các quy trình theo quy định pháp luật để đảm bảo an toàn khi thiết bị vận hành.

Quy trình kiểm định máy móc xây dựng

Bước 1: Đơn vị sở hữu máy móc, thiết bị xây dựng liên hệ đến cơ quan kiểm định

Bước 2: Cơ quan kiểm định ký hợp đồng và thống nhất quy trình kiểm định, thông báo việc đồng ý/từ chối kiểm định bằng văn bản đến đơn vị

Bước 3: Thực hiện quá trình kiểm định kỹ thuật cho máy móc, thiết bị tại cơ sở

– Kiểm tra hồ sơ và lý lịch của máy móc

– Kiểm tra bên ngoài thân máy

– Kiểm tra vận hành không tải của máy

– Kiểm tra vận hành có tải của tất cả cơ cấu của máy

Bước 4: Sau thời gian quy định, cơ quan kiểm định sẽ cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định nếu đạt yêu cầu cùng biên bản kiểm định và tem kiểm định dán lên máy móc, thiết bị.

Nếu không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm định sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không đạt. Đơn vị sở hữu máy móc xây dựng cần khắc phục để tiến hành kiểm định lại.

Quy trình kiểm định máy móc thiết bị xây dựng
Quy trình kiểm định thiết bị xây dựng bạn cần biết

Khi nào cần kiểm định thiết bị xây dựng?

– Lần đầu tiên: Tiến hành kiểm định máy móc xây dựng ngay sau khi được lắp đặt và đưa vào sử dụng

– Định kỳ: Kiểm định để đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn khi máy hết thời hạn của lần kiểm định trước đó

– Kiểm định bất thường: Sau khi sử dụng, máy móc có thể được cải tạo và ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật. Lúc này, cơ quan có thẩm quyền, thanh tra đột xuất có thể yêu cầu kiểm định chất lượng máy xây dựng. Hoặc trường hợp máy móc, thiết bị được nhập khẩu đã qua sử dụng trước khi về Việt Nam cũng phải tiến hành kiểm định.

Thời hạn kiểm định máy móc xây dựng theo quy định

Kiểm định định kỳ máy móc, thiết bị xây dựng trong quá trình sử dụng. Thời hạn kiểm định là 01 năm/lần. Trong trường hợp kiểm định bất thường thì được tiến hành sau khi có sự cố, tai nạn, sau cải tạo, sửa chữa lớn hoặc khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, chủ công trình.

Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu về quy trình kiểm định và các loại máy móc, thiết bị xây dựng phải thực hiện kiểm định. Hy vọng bạn đọc đã nắm rõ thêm thông tin cần thiết khi tiến hành kiểm định an toàn cho máy móc xây dựng nhé.

 

Tin tức khác

Cách nhận biết phụ kiện máy uốn sắt chính hãng
Hướng dẫn cách nhận biết phụ kiện máy uốn sắt chính hãng

Việc chọn mua phụ kiện máy uốn sắt chính hãng là rất quan trọng để đảm bảo hiệu suất làm việc và độ bền của máy. Khi mâm uốn sắt bị hỏng, bàn uốn sắt cũ hoặc chân đạp bị gãy thì bạn cần thay mới kịp thời để tránh ảnh hưởng đến công việc. […]

5 địa chỉ cho thuê máy uốn sắt xây dựng giá tốt tại Hà Nội
5 địa chỉ cho thuê máy uốn sắt xây dựng giá tốt tại Hà Nội

Các loại máy xây dựng như máy đầm cóc, máy cắt uốn sắt,… được sử dụng phổ biến tại các công trình lớn nhỏ. Không ít đơn vị thầu xây dựng lựa chọn thuê các thiết bị, máy móc dài hạn để tiết kiệm chi phí. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cho […]

Địa chỉ mua phụ tùng máy duỗi sắt chính hãng
Địa chỉ mua phụ tùng máy duỗi sắt chính hãng, giá tốt

Việc sử dụng phụ tùng máy duỗi sắt chính hãng sẽ giúp nâng cao tuổi thọ và hiệu năng của máy. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay với sự đa dạng của các đơn vị cung cấp linh phụ kiện nên nhiều người không biết đâu mới là địa chỉ bán phụ tùng chính […]

Cách sửa máy cắt sắt thủy lực
Các lỗi thường gặp: Cách sửa máy cắt sắt thủy lực

Máy cắt sắt thủy lực sở hữu khả năng cắt được các loại sắt thép có kích thước từ 6 – 32mm, sử dụng nguồn điện dân dụng 220V và có thiết kế nhỏ gọn. Trong quá trình sử dụng, máy cắt sắt thủy lực cũng có thể gặp phải một số lỗi về động […]

Nên mua máy cắt sắt nào tốt nhất?
Nên mua máy cắt sắt nào tốt nhất? Rakuda, Kowloon, thủy lực

Máy cắt sắt công nghiệp được sử dụng để cắt sắt thép tại các công trình xây dựng lớn nhỏ hoặc các khu công nghiệp. Nếu bạn đang phân vân không biết nên mua máy cắt sắt nào tốt nhất? Nên mua máy cắt sắt thương hiệu Rakuda, Kowloon hay mắt cắt sắt thủy lực […]

Kinh nghiệm thuê máy mài sàn bê tông
Top 9 kinh nghiệm thuê máy mài sàn bê tông cho người mới

Máy mài sàn bê tông là thiết bị không thể thiếu tại các công trình để đảm bảo xử lý bề mặt đạt được độ mịn và hoàn thiện như mong muốn. Một số đơn vị thầu xây dựng nhỏ thường lựa chọn thuê máy mài sàn bê tông như một giải pháp để tiết […]

Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433
Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433