7 kinh nghiệm xây nhà lần đầu không nên bỏ qua
Không phải đơn vị thi công nào cũng chia sẻ cho bạn về những kinh nghiệm xây nhà lần đầu quan trọng. Vậy, làm thế nào để xây nhà khoa học, chất lượng mà tuổi thọ sử dụng có thể lên đến vài chục năm và có thể tối ưu chi phí nhất. Trong bài viết dưới đây, cùng Minh Long tìm hiểu về 7 kinh nghiệm xây nhà lần đầu được đúc kết từ thực tế nhé.
1. Dự trù ngân sách kỹ càng
Có thể nói, dự trù ngân sách là một trong những kinh nghiệm xây nhà lần đầu không còn xa lạ. Tuy nhiên, làm thế nào để tránh dự chi vượt quá ngân sách? Làm sao để tránh tình trạng đang thi công dở mà nguồn tiền cạn do các khoản phát sinh cao? Đây không phải là vấn đề mà chủ nhà hay chủ dự án nào cũng biết.
Bạn đang xem: 7 kinh nghiệm xây nhà lần đầu không nên bỏ qua
Đầu tiên, hãy ước tính chi phí xây dựng cơ bản bằng cách tham khảo đơn giá xây dựng theo m2 của các đơn vị thi công. Sau đó, nhân đơn giá với tổng diện tích sàn thực tế sẽ tính được tổng chi phí dự kiến để xây nhà. Các chi phí này có thể bao gồm các phần như ốp lát gạch, làm trần thạch cao, sơn tường trong – ngoài nhà,…. Ngoài ra, các chi phí mua sắm, trang trí nội thất cũng có thể linh hoạt hoặc từ từ trang bị sau khi hoàn thiện ngôi nhà.
Trong quá trình thi công, việc phát sinh chi phí là điều gần như không thể tránh khỏi. Do đó, để chắc chắn, thì bạn nên dự trù khoảng 20 – 30% so với ngân sách dự tính ban đầu. Đồng thời, nên ưu tiên các đơn vị thi công uy tín để hạn chế tình trạng phát sinh các chi phí không đáng có.
2. Kinh nghiệm xây nhà lần đầu: Nắm rõ thủ tục pháp lý
Tâm lý e ngại dính dáng đến các thủ tục khiến nhiều chủ nhà bỏ qua công đoạn này mà tin tưởng các bên thứ 3 xử lý giấy tờ. Tuy nhiên, ngay cả khi không đích thân tự mình làm thủ tục thì bạn cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tránh gặp phải những rắc rối do không hiểu luật.
Những yếu tố pháp lý cần được xem xét như quyền sử dụng nhà và đất, quy hoạch lộ giới, chiều cao, số tầng, khoảng lùi,… của công trình để thiết kế ngôi nhà phù hợp. Nếu bỏ qua những điều này và bản vẽ thiết kế không phù hợp thì khả năng cao bạn sẽ bị phạt tiền, đình chỉ thi công hoặc thậm chí là tháo dỡ công trình.
3. Xác định phong cách, chức năng và nhu cầu sử dụng công trình
Hiện nay, có vô vàn phong cách, ý tưởng thiết kế cho bạn thỏa thích lựa chọn hay thậm chí là tự sáng tạo ra ý tưởng mới cho ngôi nhà của bạn. Không có gì có thể ngăn cản việc bạn thực hiện một ngôi nhà truyền thống hoặc theo phong cách Châu Âu hiện đại. Điều quan trọng là bạn cần chuẩn bị sẵn ý tưởng để trả lời khi kiến trúc sư đặt câu hỏi “Anh/Chị muốn một ngôi nhà như thế nào?”.
Sau khi đã xác định được phong cách thiết kế, hãy phân chia không gian ngôi nhà bằng cách xác định nhu cầu sử dụng (kinh doanh hay để ở), số lượng người sử dụng, số phòng cần chia,…
Càng liệt kê cụ thể thì kiến trúc sư sẽ càng có cái nhìn chi tiết hơn để đưa ra những đề xuất phù hợp với mong muốn của chủ nhà.
4. Tiến hành làm việc với kiến trúc sư
Với các đơn vị, kiến trúc sư uy tín họ luôn sẵn sàng lắng nghe những mong muốn, kỳ vọng của chủ nhà đối với công trình dự định xây. Sau đó, từ những ý kiến của chủ nhà mà kiến trúc sư sẽ đưa ra một số phương án phù hợp với sở thích, nhu cầu sử dụng và mức chi phí hợp lý.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, trong một số trường hợp liên quan đến chuyên môn thì bạn nên tôn trọng ý kiến của kiến trúc sư bởi họ đã được đào tạo và có kinh nghiệm thực tế để biết chính xác điều gì là tốt nhất cho ngôi nhà của bạn.
5. Kinh nghiệm xây nhà lần đầu: Lựa chọn vật liệu xây dựng
Xem thêm : Công suất máy cắt sắt xây dựng như thế nào? So sánh công suất các dòng máy phổ biến nhất
Vật liệu xây dựng luôn là một bài toán khó đối với chủ nhà và thường tìm kiếm các kinh nghiệm xây nhà lần đầu để đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Các loại vật liệu rẻ tiền sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng công trình. Trong khi đó, vật liệu tốt lại thường có mức giá thành cao, dễ gây lãng phí nếu không được sử dụng đến theo nhu cầu.
Do vậy, bạn hãy tham khảo mức giá của vật liệu xây dựng trên thị trường và hỏi thêm kinh nghiệm của đơn vị thi công, những người đi trước để đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình nhé.
6. Kinh nghiệm xây nhà lần đầu: Lựa chọn đơn vị thi công uy tín
Để lựa chọn được một đơn vị thi công uy tín khi xây dựng nhà ở không phải là chuyện dễ dàng. Dưới đây là một số tiêu chí lựa chọn đơn vị thi công trong kinh nghiệm xây nhà lần đầu bạn không nên bỏ qua:
– Kinh nghiệm của đơn vị thi công: Một đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sẽ có nhiều ý tưởng xây dựng “độc đáo” và chất lượng công trình được đảm bảo hơn.
– Trình độ chuyên môn của đơn vị: Với mỗi công trình khác nhau sẽ đòi hỏi kinh nghiệm, chuyên môn khác nhau. Xây dựng nhà ở hay bất kỳ công trình nào cũng cần đội ngũ thi công có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm và dễ dàng xử lý các tình huống khi cần thiết.
– Cam kết được chất lượng và tiến độ thi công: Đơn vị thi công phải cung cấp được cho chủ nhà/chủ đầu tư bản kế hoạch thi công rõ ràng và đầy đủ. Đồng thời cần cam kết về chất lượng và thời gian dự kiến hoàn thiện công trình.
– Kinh phí hợp lý: Không phải đơn vị thi công nào có mức giá “rẻ” đều là đơn vị uy tín. Bạn cần tiến hành đánh giá các hạng mục xây dựng, vật liệu, nhân công,… để so sánh chất lượng giữa các đơn vị nhé.
7. Kinh nghiệm xây nhà lần đầu khi hoàn công
Đây là công đoạn cuối cùng trước khi chính thức hoàn thành công trình, bạn hãy chuẩn bị theo các bước dưới đây để “đầu xuôi đuôi lọt” khi xây dựng nhé:
– Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định gồm đơn xin hoàn công nhà ở, bản vẽ hiện trạng hoàn công, hợp đồng xây dựng, biên bản nghiệm thu thì đơn vị thi công, giấy phép xây dựng,…
– Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, phường, thị trấn
– Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại UBND cấp xã, phường, thị trấn.
8. Những lưu ý trong quá trình xây dựng nhà ở
Xem thêm : Cách sửa chữa máy đầm cóc đơn giản ngay tại nhà
Bên cạnh những kinh nghiệm xây nhà lần đầu trên, bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây:
– Tuân thủ theo bản vẽ kỹ thuật, tiến hành giám sát, kiểm tra chặt chẽ mọi hạng mục xây dựng;
– Kiểm tra kỹ chống thấm trước khi bàn giao nhà;
– Hệ thống điện phải được lắp đặt đúng kỹ thuật và đúng theo bản vẽ, gọn gàng, khoa học và đảm bảo an toàn;
– Hệ thống cấp thoát nước phải có độ nghiêng đảm bảo và được kiểm tra áp suất đường ống kỹ càng;
– Kiểm tra màu sơn trước khi thi công và lưu lại mã số, mẫu sơn để phòng trường hợp cần thiết về sau;
– Nên lựa chọn các loại thạch cao phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tại Việt Nam để đảm bảo độ bền;
– Nên lựa chọn đội ngũ thợ lành nghề, có nhiều kinh nghiệm để thực hiện hạng mục ốp lát gạch, lắp đặt thiết bị phòng tắm, nhà bếp,…
– Nên ưu tiên lựa chọn các đơn vị thầu tại khu vực lân cận để giảm chi phí vận chuyển và thuận tiện cho quá trình bảo hành, sửa chữa về sau.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm xây nhà lần đầu bạn đọc cần học hỏi để sẵn sàng đối mặt với thử thách “xây nhà ở”. Việc xây dựng nhà đòi hỏi gia chủ phải nắm rõ các kiến thức xây dựng cơ bản để tiến hành giám sát, kiểm tra trong quá trình đơn vị thi công xây dựng nhé.
Trang chủ: https://tongkhomayxaydung.vn