Hướng dẫn kỹ thuật xây nhà cấp 4 từ móng đến mái nhà
Kỹ thuật xây nhà cấp 4 là quy định được nhiều chủ nhà tìm hiểu để đảm bảo nắm rõ các công đoạn và nghiệm thu sau khi hoàn thành công trình dễ dàng. Nhà cấp 4 là loại nhà ở 1 tầng thường có diện tích dưới 1000m2 và có chiều cao dưới 6m. Trong bài viết dưới đây, cùng Minh Long tìm hiểu về kỹ thuật xây nhà cấp 4 từ móng đến mái nhà nhé.
- Giải đáp xây nhà tạm có phải xin giấy phép không?
- 10 kỹ thuật xây bể bơi, đảm bảo chính xác cho người mới bắt đầu
- Công suất máy cắt sắt xây dựng như thế nào? So sánh công suất các dòng máy phổ biến nhất
- Hướng dẫn cách sử dụng máy đầm bàn chính xác, đơn giản
- Hướng dẫn 3 cách cắt ống nhựa PVC đơn giản nhất
1. Chuẩn bị trước khi bắt đầu kỹ thuật xây nhà cấp 4
1.1. Lên ý tưởng xây dựng ngôi nhà
Trước khi bắt đầu tiến hành kỹ thuật xây nhà cấp 4, chủ nhà cần xác định ý tưởng, mong muốn để có kế hoạch xây dựng phù hợp.
Bạn đang xem: Hướng dẫn kỹ thuật xây nhà cấp 4 từ móng đến mái nhà
– Mục đích xây: Cần xác định ngôi nhà được sử dụng để ở, cho thuê hay kinh doanh.
– Nhu cầu thực tế: Cần liệt kê các công năng mà gia đình sử dụng như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh, phòng để đồ, phòng tập gym, gara, phòng đọc sách,…
– Phong cách thiết kế mong muốn (bao gồm cả nội và ngoại thất): Chủ nhà có thể tham khảo các phong cách đang thịnh hành như cổ điển, tân cổ điển, Đông Phương, hiện đại,…
1.2. Chuẩn bị lô đất nền xây nhà
Nếu chưa có đất để xây nhà thì chủ nhà cần chuẩn bị một khoản ngân sách lớn để mua đất. Giá đất hiện nay dao động tuỳ thuộc vào diện tích, vị trí, tiềm năng kinh doanh và phát triển của khu vực. Vì mua đất là một khoản đầu tư lớn nên chủ cần cần xem xét và cân nhắc thật kỹ trước khi ra quyết định mua.
1.3. Dự trù ngân sách xây nhà
Chủ nhà hãy xác định chi phí dự kiến để tiến hành cân đối tổng số tiền hiện có so với thu nhập và có thể vay thêm (nếu cần thiết). Hiện nay, có 03 phương án xác định chi phí dự kiến xây nhà cấp 4 được nhiều người áp dụng như:
– Tham khảo chi phí xây nhà từ các công trình tương tự
– Dự toán chi phí nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia (kiến trúc sư)
– Liên hệ đến đội thi công và khoán theo m2: Tổng chi phí xây dựng – Đơn giá/m2 x Tổng diện tích sàn.
Như vậy, theo giá thị trường thì chi phí xây dựng nhà cấp 4 dao động khoảng từ 500 triệu – 1 tỷ đồng, tuỳ theo diện tích và phong cách kiến trúc chủ nhà mong muốn. Nếu chưa có đất thì bạn cần thêm 800 triệu – 3 tỷ đồng để mua đất (tuỳ khu vực) và thêm 200 – 300 triệu đồng để hoàn thiện nội thất của ngôi nhà.
Lưu ý: Chỉ nên quyết định xây nhà khi đã chuẩn bị được tối thiểu 50 – 70% tổng chi phí xây bởi nếu phải vay mượn quá nhiều, chủ nhà rất dễ bị áp lực tài chính và công trình khó có thể hoàn thành như mong muốn.
1.4. Tìm kiếm địa chỉ thiết kế và thi công
Chủ nhà có thể lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công riêng lẻ hoặc lựa chọn nhà thầu xây dựng trọn gói. Một số tiêu chí giúp chủ nhà lựa chọn được đơn vị thực hiện kỹ thuật xây nhà cấp 4 uy tín gồm: thông tin pháp lý; kinh nghiệm và trình độ; các chính sách giá cả; chính sách bảo hành, sửa chữa, bảo trì công trình: Một số yếu tố chủ nhà cần cân nhắc là chính sách bảo trì, sửa chữa,… cần thiết để giúp công trình được bền bỉ và chất lượng hơn.
1.5. Hoàn thiện bản vẽ thiết kế
Bản vẽ thiết kế sẽ giúp người thi công kỹ thuật xây nhà cấp 4 hình dung được quy mô, diện tích, phương án thi công,… phù hợp nhất. Bản vẽ thiết kế sẽ được người kiến trúc sư dựng và mô phỏng để chủ nhà dễ dàng hình dung ngôi nhà sau khi hoàn thiện và nghiệm thu về sau.
Những bản vẽ cần thiết trong hồ sơ thiết kế nhà cấp 4 gồm: bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu, bản vẽ thiết kế hệ thống kỹ thuật, bản vẽ nội thất, bản vẽ ngoại thất và hồ sơ dự toán chi phí: Dự toán tổng chi phí để hoàn thiện công trình dựa trên các hạng mục thi công gồm vật liệu, tiến độ thi công, nhân công, chi phí phát sinh,…
1.6. Xin cấp giấy phép xây dựng nhà cấp 4
Nếu nhà cấp 4 được xây dựng ở nông thôn không nằm trong khu vực quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch xây dựng khu chức năng thì được miễn giấy phép xây dựng (theo mục i, khoản 2 Điều 89 luật Xây dựng sửa đổi 2020).
Còn nếu nhà cấp 4 được xây dựng ở đô thị, thành phố thì chủ nhà cần xin giấy phép xây dựng trước khi tiến hành thi công. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.
2. Quá trình tiến hành kỹ thuật xây nhà cấp 4
Trong quá trình tiến hành kỹ thuật xây nhà cấp 4 cần trải qua 03 hạng mục cơ bản và quan trọng sau:
2.1. Chuẩn bị mặt bằng trước khi thi công
Chuẩn bị mặt bằng là một trong những điều kiện để bắt đầu quá trình tiến hành kỹ thuật xây nhà cấp 4. Công việc này thường sẽ do nhà thầy đảm nhận, nhưng chủ nhà cũng cần nắm rõ các đầu việc để tiện cho việc kiểm tra và giám sát.
Chuẩn bị mặt bằng gồm các công việc cần thực hiện sau:
– Dọn dẹp mặt bằng: Phá dỡ công trình cũ (nếu có) và làm sạch, phát quang bụi cỏ, cây cối xung quanh. Với các mặt bằng cần phá dỡ công trình cũ, chủ nhà cần tìm hiểu kỹ biện pháp thi công phá dỡ nhà phố và lựa chọn phương án phù hợp, đảm bảo an toàn.
Xem thêm : Kiến thức xây dựng – Sàn bê tông chịu được bao nhiêu tấn?
– San lấp mặt bằng: Đảm bảo mặt bằng thoát nước hiệu quả và chuẩn bị điện nước để phục vụ quá trình thi công.
– Dựng lán trại cho công nhân: Đây sẽ là nơi công nhân thi công nghỉ ngơi và tránh mưa nắng. Lán trại cần có diện tích rộng rãi, sạch sẽ và chắc chắn.
– Chuẩn bị vị trí tập kết vật liệu: Vật liệu nên được đặt ở những vị trí thuận lợi khi thi công. Nếu không có nhiều không gian để tập kết vật liệu, chủ nhà nên giữ các phần vật liệu chưa dùng đến tại kho hàng của đơn vị cung cấp.
2.2. Kỹ thuật xây nhà cấp 4: Thi công phần thô
Thi công phần thô thường gồm các hạng mục như lắp đặt kết cấu bê tông cốt thép (móng, dầm, sàn, cột), làm cầu thang, xây tường và mái nhà.
Khi thi công, người thợ phải tuân thủ nghiêm ngặt các thông số kỹ thuật và thực hiện các kỹ thuật thi công xây nhà cấp 4 chính xác bởi nó sẽ ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà. Các hạng mục thi công phần thô gồm:
(1) Làm móng nhà
– Tiến hành đào đất hố móng, cắt đầu cọc (nếu có);
– Làm hệ thống bể nước và bể phốt ngầm;
– Dựng cốp pha, cốt thép, bê tông đài móng và giằng móng;
– Làm hệ thống thoát nước;
– Lấp đất hố móng tới cốt cao độ sàn (Cần được kiểm soát nghiêm ngặt bởi nó có thể ảnh hưởng đến kết cấu nhà cấp 4 sau khi công trình hoàn thiện);
– Tiến hành đổ bê tông sàn (Cần tưới nước thường xuyên để bảo dưỡng độ ẩm và chất lượng bê tông).
(2) Tiến hành xây dựng khung nhà
– Thi công xây dựng cột nhà: Đổ bê tông cốt thép cho cột để đảm bảo khả năng chống đỡ công trình (Lưu ý: Cột nhà chịu tải theo phương thẳng đứng nên khi thi công phải đảm bảo cột luôn thẳng);
– Thi công dầm và mái nhà: Khi thi công cần đối chiếu với bản vẽ hệ thống kỹ thuật để đặt đường điện, ống nước đi qua kết cấu để tránh trường hợp phải khoan đục kết cấu về sau.
(3) Làm mái nhà
Các loại mái nhà thường được sử dụng đối với nhà cấp 4 gồm mái ngói (có độ dốc nhất định), mái Thái, mái lệch, mái Nhật,… Có 03 phương án thi công làm mái nhà phổ biến là xử lý bê tông cốt thép, đổ bê tông, đổ bê tông cốt thép mái chéo và không đổ sàn bê tông cốt thép, chỉ gác kèo và lợp ngói lên trên.
Trong đó, phương án xử lý bê tông cốt thép sở hữu ưu điểm vượt trội hơn so với 2 phương án còn lại bởi:
– Có khả năng chống nóng, chống ồn tốt;
– Mái nhà sạch sẽ;
– Không cần phải làm trần thạch cao.
(4) Thực hiện xây tường
Xem thêm : Hướng dẫn bảo dưỡng máy bẻ đai sắt đúng cách nhất
Tiến hành kỹ thuật xây tường và đảm bảo các vị trí bố trí cửa sổ, cửa ra vào, ô thông gió, vách kích,… phù hợp.
(5) Thi công làm điện nước, mạng
– Đi dây ngầm cho hệ thống điện (lưu ý các vị trí đặt ổ cắm, công tắc, vị trí bóng đèn,… đúng theo thiết kế);
– Đi dây ngầm cho các hệ thống phụ như Internet, camera giám sát;
– Đi đường ống cấp thoát nước.
2.3. Thi công phần hoàn thiện ngôi nhà
Sau khi đã hoàn thiện phần thô sẽ sang đến công đoạn thi công hoàn thiện ngôi nhà. Phần hoàn thiện không đòi hỏi kỹ thuật xây nhà cấp 4 tốt nhưng yêu cầu người thợ phải có sự tỉ mỉ và khéo léo.
Thi công hoàn thiện nhà cấp 4 gồm các công việc cần thực hiện sau:
– Cán phẳng nền
– Ốp lát gạch sàn, tường
– Làm trần thạch cao;
– Sơn tường, chống thấm;
– Lắp và hoàn thiện hệ thống cửa;
– Lắp thiết đặt các thiết bị điện phục vụ sinh hoạt;
– Lắp đặt hệ thống đèn;
– Lắp thiết bị trong phòng tắm, nhà vệ sinh.
3. Tiến hành bàn giao, nghiệm thu công trình
Sau khi hoàn thiện công trình, chủ nhà và đơn vị thi công cần ngồi lại để nghiệm thu, bàn giao công trình. Một số điều chủ nhà cần lưu ý khi nghiệm thu công trình gồm:
– Nghiệm thu từng phần, theo từng hạng mục nhỏ
– Lập bảng thống kê để theo dõi
– Nếu phát hiện sự cố thì đơn vị thi công phải có trách nhiệm khắc phục
– Các bộ phận bị che khuất như hầm, hồ, đường ống nước, điện âm tường… phải được nghiệm thu và làm bản vẽ hoàn công từ trước khi tiến hành thi công phần khung nhà.
Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn kỹ thuật xây nhà cấp 4 từ móng đến mái nhà. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các chủ nhà xác định được các công đoạn cần thiết khi xây dựng nhà cấp 4 nhé.
Trang chủ: https://tongkhomayxaydung.vn