Vì sao sàn bê tông bị nứt? Cách khắc phục đơn giản, dễ thực hiện nhất
Sàn bê tông bị nứt là hiện tượng bề mặt sàn bê tông bị chia tách thành các đường nứt lớn nhỏ khác nhau. Đây là tình trạng thường gặp trong các công trình xây dựng và sau khi hoàn thiện. Nguyên nhân do đâu mà sàn bê tông bị nứt? Làm sao để khắc phục tình trạng này? Cùng Minh Long tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Những nguyên nhân làm sàn bê tông bị nứt?
Xác định được nguyên nhân vì sao sàn bê tông bị nứt là điều quan trọng để có thể đưa ra các biện pháp khắc phục và xử lý vết nứt hiệu quả, phù hợp. Cùng điểm qua một số nguyên nhân gây nên hiện tượng sàn bê tông bị nứt phổ biến dưới đây:
Bạn đang xem: Vì sao sàn bê tông bị nứt? Cách khắc phục đơn giản, dễ thực hiện nhất
Nền bê tông khô nhanh
Khi nền bê tông khô nhanh, phần mặt trên và phần đáy của nền có sự biến dạng khác nhau sẽ tạo ra lực kéo làm hình thành các vết nứt trên bề mặt. Điều này xảy ra khi bề mặt nền khô quá nhanh khi thiếu nước hoặc tác động của môi trường khô hanh.
Đặc biệt, khi đổ bê tông vào thời điểm nắng gắt, nhiệt độ cao mà độ ẩm thấp thì quá trình khô sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Từ đó làm tăng khả năng sàn bê tông bị nứt. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và độ bền của công trình trong tương lai.
Sàn bê tông bị nứt do sụt lún
Nếu nền đất dưới móng nền nhà không đủ mạnh, có thể sẽ không đáp ứng được khả năng tải trọng của công trình. Dẫn đến việc sụt lún nền móng và gây ra hiện tượng nứt sàn. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi công trình đã hoàn thành khoảng 3 – 12 tháng.
Do khí hậu trong khu vực
Khí hậu và thời tiết thay đổi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nền bê tông bị nứt vỡ. Các yếu tố khí hậu như độ ẩm, nhiệt độ, môi trường xung quanh,… có thể ảnh hưởng đến bề mặt bê tông và làm nó co lại hoặc giãn nở liên tục, dẫn đến việc xuất hiện các vết nứt trên bề mặt.
Do vật liệu kém chất lượng
Việc sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng, chưa đáp ứng tiêu chuẩn yêu cầu hay có hàm lượng tạp chất cao cũng có thể dẫn đến hiện tượng nứt vỡ sàn bê tông trong các công trình.
Ảnh hưởng bởi địa chấn, động đất
Địa chất do động đất hoặc các công trình xây dựng lân cận có thể gây ra tình trạng nền nhà bị nứt do sự chuyển động đột ngột và không đều.
Nứt vỡ bê tông do cốt thép
Nếu tỷ lệ cốt thép khi làm nền móng không đạt chuẩn thì sức chịu tải của sàn bê tông sẽ bị giảm đi, dẫn đến việc nứt vỡ sàn nhà.
Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân gây nứt vỡ sàn bê tông trên thì còn có một số khả năng gây ra hiện tượng này như:
– Thiết kế không hợp lý
Xem thêm : Cập nhật bảng giá máy đầm cóc mới nhất 2024 tại Minh Long
– Lực tác động từ thiết bị hoặc tải trọng quá tải
– Thi công không đúng kỹ thuật
– Tuổi thọ của nền bê tông vượt quá giới hạn
-…
Hướng dẫn biện pháp xử lý tình trạng sàn bê tông bị nứt
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nền nhà bị nứt, tuy nhiên, chúng ta có thể chia thành 02 nguyên nhân chủ yếu là do khí hậu (môi trường) và do chất lượng vật liệu. Tùy vào từng trường hợp mà người thợ xây dựng có sẽ cách khắc phục tình trạng này, cụ thể:
Xử lý nền bê tông bị nứt do khí hậu
Cần hạn chế:
– Dùng hóa chất đông cứng bê tông nhanh
– Không đổ bê tông vào ban ngày, khi nhiệt độ cao
– Sử dụng vật liệu (sắt thép, bê tông,..) không đạt chuẩn chất lượng
Nên đổ bê tông vào ban đêm và tiến hành đầm bê tông ngay khi vữa bê tông được đổ vào nền móng, dầm,… Cần có khi co giãn nhiệt khi cạnh sàn quá dài (không vượt quá 40m).
Hướng dẫn xử lý sàn bê tông bị nứt do vật liệu (bê tông)
Để giảm tình trạng nứt ngang bề mặt nền bê tông, người thi công có thể hạ thấp hàm lượng xi măng trong hỗn hợp bê tông. Nếu có thể, hãy tránh sử dụng bê tông có cường độ ban đầu cao. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, khuyến nghị làm giảm khả năng nứt vỡ sàn bê tông như sau:
– Giảm hàm lượng xi măng xuống còn 650 ÷ 660 Lb./yd.3 và duy trì sử dụng tro bay;
– Sử dụng vữa bê tông có cường độ ban đầu thấp;
– Sử dụng xi măng loại II theo quy phạm AASHTO khi thi công sàn nhà;
– Giới hạn tỷ lệ nước/xi măng ở mức 0,4 ÷ 0,45;
– Sử dụng cốt liệu đá cỡ lớn (theo tiêu chuẩn ACI 318), đá nghiền làm cốt liệu thô và sử dụng hàm lượng cốt liệu tối đa;
– Bê tông để thi công sàn cần được làm thí nghiệm nứt tiêu chuẩn;
– Sử dụng biểu đồ tốc độ bay hơi của ACI và đổ sàn trong thời tiết mát mẻ;
Xem thêm : [Tìm hiểu] Vì sao không nên xây nhà trên loại đất sét?
– Bảo dưỡng bê tông, che chắn tránh nước mưa tiếp xúc trực tiếp trong 02 ngày đầu và tưới nước, dưỡng ẩm sàn bê tông liên tục ngay sau khi đổ bê tông. Công tác này phải được thực hiện liên tục trong 07 ngày;
– Nên chống các dầm đỡ trong quá trình thi công
Những lưu ý khi đổ bê tông làm nền móng
– Cần đổ hoàn thiện một tấm sàn một lần trong phạm vi giới hạn chiều dài tối đa cho phép theo các thông số co ngót khi khô của vữa bê tông.
– Nếu phải đổ bê tông nhiều lần thì nên hoàn thành dứt điểm mỗi nhịp trong mỗi lần đổ.
– Nếu cầu chỉ có một nhịp đơn giản nhưng không thể hoàn thành sàn cầu trong 01 lần thì nên chia sàn cầu theo chiều dọc và tiến hành đổ bê tông 02 lần.
– Nếu cầu chỉ có một nhịp đơn giản nhưng việc đổ bê tông chỉ 01 lần cho toàn bộ chiều dài cầu là không thể thì nên đổ bê tông cho đoạn giữa trước và diện tích của đoạn này càng lớn càng tốt.
– Nếu cần đổ bê tông nhiều lần cho 01 nhịp cầu liên tục thì nên đổ ở khu vực trung tâm momen âm trước và đảm bảo khoảng cách 72h giữa mỗi lần đổ.
Hướng dẫn biện pháp sửa chữa sàn bê tông bị nứt
Đối với các vết nứt có độ rộng từ 0.15mm ÷ 1,0mm hoặc nứt bê tông cốt thép do thép bị gỉ thì xử lý theo cách dưới đây:
– Để nguyên vị trí nứt (kèm theo rò rỉ nước) và không trả tiền cho bên nhà thầu thi công.
– Đập đi và làm lại nhưng có hạn chế khi các vết nứt có thể tiếp tục xuất hiện.
– Đục vết nứt theo hình chữ V và trám sơn Epoxy. Tuy nhiên, phương án này không thể xử lý vết nứt hoàn toàn vì tiết diện bám dính giữa 02 mép của đường nứt nhỏ, khi nhiệt độ thay đổi, bê tông co giãn thì vết nứt vẫn xuất hiện.
– Bơm Epoxy vào các vết nứt bằng máy bơm áp lực cao (áp dụng với các vết nứt rộng hơn 0,5mm).
Hoặc bạn cũng có thể tham khảo phương pháp chống nứt công nghệ Nhật Bản sau:
Dùng xilanh (không dùng máy bơm) bơm với áp lực thấp để đưa keo vào các vết nứt sau có độ rộng từ 0.15 ÷ 1mm (keo chảy ở dạng thẩm thấu chậm). Có nhiều loại keo Epoxy khác nhau (E205; E206S; E206W; E207; E209; E2800) được dùng cho các vết nứt có các độ rộng khác nhau (vết nứt nhỏ dùng loại keo có độ nhớt thấp. Ngược lại, vết nứt lớn dùng keo có độ nhớt cao. Ngoài ra, còn có keo thi công trong mùa đông khi nhiệt độ thấp.
Chú ý:
– Các loại keo Epoxy trên đều dính được trên bề mặt ẩm (trị các vết nứt kèm theo sự rỉ nước);
– Không cần phải khoan đục vết nứt trước khi sửa chữa.
Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu về nguyên nhân vì sao sàn bê tông bị nứt và cách khắc phục chi tiết nhất. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã sở hữu thêm được cho mình những thông tin hữu ích khi sửa chữa, thi công công trình nhé.
Trang chủ: https://tongkhomayxaydung.vn