Cách làm nền nhà chống nồm trong thi công và khi sử dụng hiệu quả

Nhà nồm hay còn được biết đến là hiện tượng nhà “đổ mồ hôi” thường xuyên xảy ra vào các thời điểm giao mùa hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Tình trạng nồm mang lại nhiều khó khăn trong sinh hoạt và đời sống hàng ngày của các gia đình. Vậy, cách làm nền nhà chống nồm như thế nào? Khi thi công làm nền nhà chống nồm được không? Cùng Minh Long tìm hiểu trong bài chia sẻ dưới đây nhé.

Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng nhà bị nồm

Nhà nồm hay nhà “đổ mồ hôi” là thuật ngữ để chỉ hiện tượng hơi nước ngưng động trên các bề mặt phẳng (sàn nhà, tường, trần,…) gây ẩm ướt và trơn trượt. Đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra vào những tháng đầu năm ở khu vực miền Bắc nước ta. Nguyên nhân gây ra hiện tượng nhà bị nồm ẩm như:

– Độ ẩm trong không khí cao (trên 90%) hoặc bão hòa;

– Nhiệt độ bề mặt nền thấp dưới nhiệt độ đọng sương, hơi nước.

Nhà nồm có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của các gia đình khi:

– Gây ra vết nấm mốc, ố vàng trên các kết cấu xây dựng trong nhà;

– Phát sinh nhiều loại vi khuẩn có hại trên các bề mặt ẩm ướt;

– Trơn trượt nguy hiểm khi đi lại, nhất đối với người già và trẻ nhỏ.

Cách làm nền nhà chống nồm hiệu quả
Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng nhà bị nồm ẩm

Cách làm nền nhà chống nồm khi thi công

Dưới đây là những cách thức thay đổi cấu tạo và sử dụng các loại vật liệu đặc biệt để hạn chế việc truyền nhiệt lạnh từ phía dưới lên bề mặt sàn nhà, từ đó tránh hiện tượng nhà bị nồm ẩm. Để làm nền nhà chống nồm, bạn có thể tham khảo cách phương pháp khi thi công sau:

Cách làm nền nhà chống nồm hiệu quả
Cách làm nền nhà không bị nồm khi thi công bạn cần biết

Cách 1: Cách nhiệt sàn nhà bằng lớp xỉ than dạng hạt

Xỉ than là phế phẩm sau khi đốt than đá trong các lò phản ứng nhiệt của các nhà máy nhiệt điện hoặc xưởng công nghiệp, nhà máy xi măng, mỏ khai thác đá,… Khi mua xỉ than đá, bạn cần chú ý có 02 loại là xỉ than mịn và xỉ than khô. Trong đó, xỉ than thô được dùng làm vật liệu xây dựng còn xỉ than mịn thường dùng để trồng cây, lọc nước,…

Hiện nay, bạn có thể mua xỉ than từ các nhà máy sử dụng than đá hoặc tại các công ty sản xuất vật liệu xây dựng. Để tiến hành thi công làm nền nhà chống nồm, cấu tạo lớp nền cách nhiệt như sau:

– Lớp 1: Gạch men lát nền (có độ dày 15mm), miết mạch bằng xi măng trắng

– Lớp 2: Lớp vữa lót lát nền nhà (dày 25 – 30mm)

– Lớp 3: Xỉ than dạng hạt (dày 200mm)

– Lớp 4: Màng cách nước giấy dầu hoặc xi măng cát vàng (dày 20mm)

– Lớp 5: Bê tông gạch vỡ mác 100

Cách 2: Cách nhiệt sàn nhà bằng lớp không khí

Cách làm nền nhà hết nồm này được thực hiện bằng cách thêm vào một lớp đệm không khí có độ dày khoảng 20mm phía dưới sàn nhà để hạn chế khả năng truyền nhiệt lạnh lên bề mặt nền. Đây là cách làm nền nhà không bị nồm hiệu quả khi thi công, có tính ứng dụng cao mà tiết kiệm được chi phí xây dựng nên được khá nhiều gia định lựa chọn.

Cấu tạo lớp sàn nhà cách nhiệt bằng không khí gồm 05 phần:

– Lớp 1: Tấm lát bê tông lưới thép hoặc bất kỳ vật liệu có lớp đệm không khí

– Lớp 2: Không khí kín (dày 20mm)

– Lớp 3: Vữa xi măng cát vàng (dày 20mm)

– Lớp 4, 5: Bê tông gạch vỡ (dày 100mm)

Cách 3: Cách nhiệt nền nhà bằng xốp Polystyrene (EPS)

Cách làm nền nhà chống nồm sử dụng xốp Polystyrene (EPS) có nguyên lý cách nhiệt và thiết kế tương đồng với cách thi công sử dụng xỉ than dạng hạt. Điểm khác biệt là việc thay đổi lớp xỉ than bằng một lớp xốp Polystyrene (EPS) cường độ cao, có độ dày khoảng 25mm phía dưới nền để chống thấm và cách nhiệt.

Cấu tạo lớp sàn nhà cách nhiệt bằng xốp Polystyrene (EPS) gồm 05 phần:

– Lớp 1: Gạch men sứ (dày 7mm)  và miết mạch bằng xi măng trắng

– Lớp 2: Lớp keo dán (hoặc sơn bitum cao su) không pha xăng dầu

– Lớp 3: Lớp vật liệu xốp Polystyrene (EPS) (dày 25mm)

– Lớp 4: Lớp chống thấm nước bằng giấy dầu, sơn bitum cao su hoặc vữa xi măng (dày 10-20mm)

– Lớp 5: Bê tông gạch vỡ

Cách 4: Sử dụng vật liệu lát nền nhà chống nồm 

Một số vật liệu lát nền nhà có khả năng chống nồm tốt, cách nhiệt và có khả năng thấm hút nước cao. Hiện nay, trên thị trường có một số vật liệu chống nồm như gạch gốm nung, gạch gốm bọt, gỗ và tấm nhựa composite. 

Lưu ý, để tăng hiệu quả khi sử dụng vật liệu chống nồm là người thi công phải lát kín, không để hở các mối nối. Đồng thời có thể kết hợp các phương pháp làm nền nhà không bị nồm khác theo hướng dẫn trên.

Nếu kết hợp sử dụng vật liệu chống nồm và lớp nền cách nhiệt bằng không khí thì tại lớp 1, vật liệu chống nồm phải có độ dày khoảng 7 – 12mm. Các lớp còn lại vẫn có kết cấu tương tự theo hướng dẫn trên.

Nếu sử dụng gốm bọt – vật liệu chống nồm thì phải có các lỗ khí giúp cách nhiệt nền và hạn chế ngưng tụ hơi nước trên bề mặt.

Cách làm nền nhà chống nồm dễ thực hiện

Luôn đóng kín cửa nhà

Trong thời tiết có độ ẩm cao, sàn, trần, tường nhà sẽ luôn bị ẩm ướt và không khí trở nên bí bách, khó chịu. Do vậy, các gia đình thường mở hết cửa cho thông thoáng không khí. Tuy nhiên, việc mở cửa chỉ làm cho ngôi nhà càng ẩm ướt hơn. Bởi những cơn gió thổi trong thời tiết này mang độ ẩm cao. Do vậy, hãy đóng hết cửa để tổ ấm của bạn được khô ráo, tránh nồm ẩm hơn.

Lau nhà bằng vải khô

Khi thời nồm, ẩm ướt hãy lau khô nhà bằng những tấm vải khô, sạch để hút bớt hơi nước ấm trên sàn nhà. Nếu vải khô không thể làm sạch hoàn toàn các vết bẩn thì bạn nên vắt giẻ thật khô trước khi lau để ngăn không cho nền, tường nhà bị ẩm thêm.

Bật điều hòa ở chế độ nóng, hút ẩm

Sử dụng điều hòa là cách làm nền nhà không bị nồm hiệu quả nhất. Lưu ý, điều hòa phải được đặt ở chế độ nóng, hút ẩm. Điều này không chỉ giúp điều hòa không khí mà còn đảm bảo sức khỏe cho gia đình của bạn.

Cách làm nền nhà chống nồm hiệu quả
Bật điều hòa ở chế độ nóng, hút ẩm để làm nền nhà chống nồm

Sử dụng máy hút ẩm để làm nền nhà hết nồm

Ngoài việc sử dụng điều hòa hút ẩm, bạn cũng có thể sử dụng máy hút ẩm để giúp ngôi nhà của bạn được khô thoáng hơn. Các loại máy hút ẩm trên thị trường hiện nay đều có mức giá vừa phải, phù hợp với nhiều gia đình. Đặc biệt, máy có thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi và phù hợp với mọi không gian của các gia đình.

Sử dụng robot vệ sinh nhà cửa thường xuyên

Khi nhà nồm thì đồng nghĩa với việc ẩm thấp, dễ sản sinh nhiều vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, việc sử dụng robot vệ sinh là phương pháp chống nồm và đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình. Những loại robot vệ sinh không những có khả năng diệt khuẩn mà còn có thể lau dọn vệt nước ẩm thường xuyên giúp bạn.

Sử dụng các loại vật liệu hút ẩm để làm nền nhà không bị nồm

Nếu như gia đình bạn không có điều kiện để sử dụng điều hòa 2 chiều, máy hút ẩm hoặc sử chữa nhà theo các hướng dẫn ở phần 2. Thì việc sử dụng các loại vật liệu như giấy, báo,… cũng giúp chống nồm hiệu quả. 

Với những khu vực thường xuyên bị ẩm ướt như cửa nhà vệ sinh, cửa ra vào, bồn rửa,… thì nên đặt thêm vài tấm báo, giấy để hút ẩm. Hoặc dùng vôi sống cho vào thùng gỗ có nắp đậy chắc chắn rồi dưới gầm giường hay góc phòng, khi nào thời tiết thật ẩm ướt thì hãy mở nắp thùng ra. Lưu ý, phải sử dụng cẩn thận và tránh xa tầm tay trẻ em.

Cách làm nền nhà chống nồm hiệu quả
Cách làm nền nhà không bị nồm hiệu quả

Chia sẻ một số mẹo chống nồm ẩm và khử khuẩn hiệu quả

Chống nồm ẩm cho tủ quần áo, quần áo

Quần áo ẩm mốc luôn là vấn đề khiến chúng ta khó chịu vào mùa nồm. Do đó, hãy đặt các hộp hút ẩm ở tủ quần áo và góc nhà để khử khuẩn, giảm mùi ẩm khó chịu và đảm bảo vệ sinh cho ngôi nhà của bạn.

Dùng nước nóng để chống mốc và khử khuẩn đồ dùng

Vào mùa thời tiết nồm ẩm, các vật dụng như bát, đũa, muôi làm bằng gỗ, tre thường bị mốc trắng do ẩm ướt. Bạn có thể dùng nước nóng để rửa lại các đồ dùng này sau khi rửa bát rồi phơi khô ráo để tránh tình trạng mốc trắng.

Cách làm nền nhà chống nồm hiệu quả
Cách làm nền nhà hết nồm

Sử dụng tinh dầu thơm 

Trời nồm, thời tiết ẩm mốc sẽ gây nên các mùi khó chịu trong ngôi nhà. Vì thế hãy sử dụng các loại tinh dầu thơm có hương chanh, cam tự nhiên để ở các góc phòng trong nhà bạn sẽ có mùi thơm dễ chịu hơn.

Nên để đồ điện tử ở chế độ chờ

Các đồ điện tử của bạn sẽ nhanh chóng bị hư hỏng, chập cháy nếu thời tiết nồm ẩm kéo dài. Vì thế, bạn nên cắm các thiết bị ở chế độ chờ nhưng cũng phải duy trì hoạt động của thiết bị, đồ dùng điện tử tầm vài tiếng một ngày. Kê trực tiếp vào sát nền nhà hay bờ tường để tránh tình trạng rò rỉ điện. Các thiết bị điện được khuyến cáo là nên đặt cao hơn mặt đất khoảng 1m và cách tường từ 10 đến 15cm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách làm nền nhà chống nồm khi thi công và sinh hoạt hiệu quả. Bên cạnh những cách làm nền nhà không bị được giới thiệu ở trên, bạn đọc nếu có thắc mắc trong quá trình xây dựng có thể tham khảo thêm các bài viết hướng dẫn tại Minh Long. 

Hà Nội: Số 254, Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội – Hotline: 0936.766.266

TPHCM: Số 95 Hà Duy Phiên, Bình Mỹ, Quận Củ Chi, TP Hồ Chí Minh – Hotline: 0915.463.433

Nghệ An: Cầu Cấm QL1, xã Nghi Quang, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An – Hotline: 0961.232.555

 

 

Tin tức khác

Tìm hiểu quy trình xây nhà cấp 4 đúng chuẩn kỹ thuật
Tìm hiểu quy trình xây nhà cấp 4 đúng chuẩn kỹ thuật

Trong văn hóa của người Việt Nam, nhà cấp 4 được xem là mẫu nhà phổ biến và được nhiều người lựa chọn khi có nhu cầu xây dựng nhà ở hoặc công trình cho thuê, kinh doanh. Hiện nay, các quy trình xây nhà cấp 4 đạt chuẩn kỹ thuật ngày càng được nhiều […]

Hướng dẫn quy định xây nhà trên đất thổ cư
Hướng dẫn quy định xây nhà trên đất thổ cư

Trước khi xây dựng nhà ở, chủ nhà cần tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến pháp luật để đảm bảo quá trình xây dựng không bị ảnh hưởng hay bị xử phạt do làm trái quy định. Trong đó, các quy định xây nhà trên đất thổ cư là một trong những […]

Hướng dẫn quy trình xây nhà từ móng đến mái
Hướng dẫn quy trình xây nhà từ móng đến mái

Hiện nay, nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng tăng cao, do vậy có rất nhiều người  tìm hiểu về quy trình xây nhà từ móng đến mái để có thể nghiệm thu công trình. Vậy, quy trình xây dựng nhà ở gồm các bước chính nào? Cùng Minh Long tìm hiểu chi tiết […]

7 kinh nghiệm xây nhà lần đầu không nên bỏ qua
7 kinh nghiệm xây nhà lần đầu không nên bỏ qua

Không phải đơn vị thi công nào cũng chia sẻ cho bạn về những kinh nghiệm xây nhà lần đầu quan trọng. Vậy, làm thế nào để xây nhà khoa học, chất lượng mà tuổi thọ sử dụng có thể lên đến vài chục năm và có thể tối ưu chi phí nhất. Trong bài […]

10 kỹ thuật xây bể bơi quan trọng và không thể thiếu khi làm hồ bơi
10 kỹ thuật xây bể bơi, đảm bảo chính xác cho người mới bắt đầu

Để có một bể bơi hoạt động hiệu quả, an toàn và đáp ứng nhu cầu bơi lội dùng cho gia đình hay kinh doanh thì đều cần đáp ứng các kỹ thuật xây bể bơi chính xác. Trong bài viết dưới đây, cùng Minh Long tìm hiểu về quy trình xây bể bơi và […]

Hướng dẫn kỹ thuật xây nhà cấp 4 từ móng đến mái nhà
Hướng dẫn kỹ thuật xây nhà cấp 4 từ móng đến mái nhà

Kỹ thuật xây nhà cấp 4 là quy định được nhiều chủ nhà tìm hiểu để đảm bảo nắm rõ các công đoạn và nghiệm thu sau khi hoàn thành công trình dễ dàng. Nhà cấp 4 là loại nhà ở 1 tầng thường có diện tích dưới 1000m2 và có chiều cao dưới 6m. […]

Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433
Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433