Hướng dẫn kỹ thuật mài sàn bê tông lộ đá bền đẹp, độc đáo
Mài sàn bê tông lộ đá là kỹ thuật sử dụng máy mài sàn bê tông để bóc đi lớp xi măng bề mặt và lộ ra lớp đá cốt liệu phía dưới. Để quá trình thi công mài nền bê tông lộ đá được chính xác, bền đẹp, người thi công phải chú ý đến các yếu tố nào? Cùng Minh Long tìm hiểu về kỹ thuật mài sàn bê tông lộ đá độc đáo đang được nhiều chủ công trình tìm kiếm ngay dưới đây nhé.
Kỹ thuật mài sàn bê tông lộ đá là gì?
Mài sàn lộ đá là kỹ thuật sử dụng máy sàn bê tông để mài bề mặt nền, bóc đi lớp xi măng trên bề mặt và làm lộ ra lớp đá cốt liệu phía dưới. Kỹ thuật này gồm 04 cấp độ mài bê tông lộ đá gồm không lộ đá, lộ đá mi, lộ cát và lộ cốt liệu hoàn toàn.
Bạn đang xem: Hướng dẫn kỹ thuật mài sàn bê tông lộ đá bền đẹp, độc đáo
Hiện nay, các công trình dân dụng rất chuộng thi công mài nền bê tông lộ đá bởi tính ứng dụng cao và mang lại nhiều lợi ích như tạo mặt nền mới lạ, phẳng mịn, sáng bóng, tính thẩm mỹ không thua kém các loại sàn đá marble, gạch granite. Đồng thời, giá cả khi thi công loại sàn bê tông này có chi phí thấp hơn so với các loại sàn đá tự nhiên khác.
Khi mài nền bê tông lộ đá, bề mặt nền sẽ được phủ hóa chất tăng cứng, phủ bóng bảo vệ bề mặt và giúp nền nhà cứng hơn, bền hơn, chịu được va đập, không để lại vết trầy xước, dễ lau dọn.
Lợi ích khi mài nền bê tông lộ đá
Bên cạnh ưu điểm chi phí thi công thấp, mài sàn lộ đá còn mang lại nhiều lợi ích cho công trình như:
– Độc đáo: Đây là một trong những loại sàn bê tông độc đáo nhất trong các loại sàn;
– Có tính thẩm mỹ: Không giống với các loại sàn bê tông đánh bóng thông thường khác, bạn có thể chọn bất kỳ loại cốt liệu nào bạn muốn trước khi đổ bê tông. Kết quả là bạn có thể trộn cốt liệu đen, trắng hoặc bất kỳ loại xi măng, màu nào khác;
– Màu sắc và kiểu sáng: Nền bê tông lộ đá vẫn có thể nhuộm màu như nền bê tông được đánh bóng thông thường nên có thể phù hợp với bất kỳ chủ đề thiết kế nào của công trình;
– Tạo bề mặt nền mới lạ, cứng chắc, phẳng mịn: Sàn bê tông được mài lộ đá vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ, chắc chắn và sáng bóng không thua kém với các loại sàn, nền nhà khác;
– Tăng tính chống va đập, trầy xước, bền hơn, dễ vệ sinh và không bị ố màu hoặc thẩm thấu ngược.
Hướng dẫn quy trình thi công mài sàn bê tông lộ đá
Mài sàn bê tông lộ đá hay đánh bóng nền bê tông là kỹ thuật sử dụng máy mài sàn bê tông để thực hiện. Quy trình tạo sàn bê tông lộ đá như sau:
Xem thêm : Hướng dẫn cách sử dụng máy đầm bàn chính xác, đơn giản
Bước 1: Dùng máy mài sàn bê tông để mài lộ đá
Bước 2: Xử lý nứt bề mặt, rỗ và phun hóa chất tăng cứng hardener (lần đầu)
Bước 3: Tiến hành mài mịn sàn vê tông với Pad nhựa #50, #100, #200 và phun hóa chất tăng cứng hardener liquid (lần 2)
Bước 4: Mài bóng sàn bê tông với máy mài sàn dùng pad nhựa #400, #800, #1500
Bước 5: Thi công lớp bảo vệ và phủ hóa chất phủ bóng lên bề mặt sàn
Ứng dụng của kỹ thuật mài nền bê tông lộ đá
Vì mài và đánh bóng sàn bê tông là quy trình được thực hiện từng bước. Các chủ thầu, chủ nhà có thể lựa chọn mức lộ đá khác nhau cũng như cấp độ đánh bóng sàn bê tông từ dạng mờ đến độ bóng cao. 04 cấp độ mài sàn lộ đá gồm:
– Cấp 1: Không lộ đá, bề mặt bê tông có màu kem tự nhiên
– Cấp 2: Lộ đá hạt tiêu, 5 – 15% lộ đá nhỏ và 85 – 95% là bề mặt xi măng mịn
– Cấp 3: Lộ đá vừa, 85 – 95% lộ đá nhỏ, 5 – 15% là bề mặt xi măng mịn và lộ đá lớn
– Cấp 4: Lộ đá lớn, 80 – 90% lộ đá lớn, 10 – 20% là về mặt xi măng mịn và lộ đá nhỏ
Tính linh hoạt này làm cho kỹ thuật mài nền lộ đá trở thành một trong những sự lựa chọn tuyệt vời khi thi công làm nền nhà và được ứng dụng trong nhiều công trình khác nhau như nhà kho, khách sạn, trung tâm thương mại, trường học, tầng hầm, cửa hàng, tòa nhà văn phòng, bệnh viện,…
Ứng dụng của kỹ thuật mài nền bê tông lộ đá
Một số vấn đề thường gặp khi mài sàn bê tông lộ đá
Mài sàn bê tông lộ đá không đều
Trong quá trình thi công, một số công trình có bề mặt sàn không đạt tiêu chuẩn về độ phẳng do quá trình đổ, cán và xoa sàn không đều. Điều này sẽ dẫn đến việc thi công mài nền bê tông lộ đá không đều, chỗ lộ đá chỗ không và chi phí thường rất cao.
Một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng này cán sàn không đúng cách, dẫn đến việc để lại các vệt thước không có đá, chỉ có vữa. Sau khi mài sàn ra chỉ để lại đường sọc mà không lộ đá nên không có tính thẩm mỹ.
Có nhiều vết nứt sau khi mài bê tông
Khi bê tông chưa được mài lộ đá, các vữa bê tông, bụi bẩn đã che lấp các phần bê tông bị co nên người thi công không thể nhìn thấy các vết nứt. Sau khi mài sàn, các vết nứt sẽ lộ rõ và nổi bật, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chắc chắn của công trình.
Đối với nền bê tông đổ dày từ 10 – 20cm thì việc cắt đường ron nên thực hiện như sau:
– Sàn bê tông dày 10cm: Cắt mỗi 3m
– Sàn bê tông dày 15cm: Cắt mỗi 3,6m
– Sàn bê tông dày 20cm: Cắt mỗi 4,5m
Tiến hành đặt các mối nối cách nhau khoảng 30 lần chiều dày tấm. Vì thế, đối với tấm sàn dày 100mm ~ 10cm, các khớp nối nên đặt cách nhau khoảng 3m. Hãy đảm bảo các mối nối được cắt đủ sâu và phải có độ dày ít nhất bằng ¼ độ dày của sàn.
Trên đây là toàn bộ thông tin hướng dẫn cách mài sàn bê tông lộ đá bền đẹp, độc đáo. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã sở hữu được thêm các thông tin hữu ích giúp cho quá trình thi công công trình trở nên bền đẹp và có tính thẩm mỹ cao nhé.
Trang chủ: https://tongkhomayxaydung.vn