Nguyên tắc đầm bê tông là gì? Quy trình đầm bê tông đúng kỹ thuật
Đầm bê tông là công đoạn giúp kết cấu công trình trở nên kiên cố, vững chắc và hạn chế được khả năng sụt lún về sau. Để hiểu rõ hơn về quy trình đầm nền bê tông, đừng bỏ qua bài chia sẻ dưới đây của Minh Long về nguyên tắc đầm bê tông chính xác nhất nhé.
Tại sao phải đầm nền bê tông đúng kỹ thuật?
Đầm bê tông hay đầm nền bê tông là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định lớn đến chất lượng kết cấu bê tông sau khi đổ. Đây là công đoạn được thực hiện sau khi trộn và đổ bê tông nhằm làm cho hỗn hợp vữa bê tông trở nên đặc, chắc, giảm bọt khí và không tồn tại các lỗ rỗng trong bê tông. Đồng thời hạn chế mặt ngoài bê tông bị rỗ, giúp vữa bê tông bám chặt vào cốt thép giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Bạn đang xem: Nguyên tắc đầm bê tông là gì? Quy trình đầm bê tông đúng kỹ thuật
Nguyên tắc đầm bê tông giúp đảm bảo chất lượng công trình
Đầm bê tông là một trong những công đoạn quan trọng và phải được thực hiện khi xây dựng công trình. Do đó, để đảm bảo kết cấu công trình vững chắc bạn cần phải thực hiện đúng nguyên tắc đầm nền bê tông như sau:
Thời gian tiến hành đầm bê tông: Việc đầm bê tông cần được thực hiện ngay sau khi trộn và đổ vữa bê tông vào khuôn để tránh bê tông khô cứng, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Khi đầm bê tông, cần đảm bảo độ sau và bán kính tác dụng của lực đầm phù hợp. Việc đầm bê tông không đều có thể dẫn đến hiện tượng rỗng bên trong, rỗ mặt ngoài. Từ đó ảnh hưởng đến cấu trúc của công trình. Cần đảm bảo rằng mỗi vị trí trên bề mặt bê tông đều được đầm kỹ.
Sau khi hoàn tất quy trình đầm bê tông, bạn cần kiểm tra và đánh giá chất lượng. Công đoạn này bao gồm cả việc kiểm tra mức độ dày, khả năng chịu lực, độ phẳng và độ bền của bê tông. Đảm bảo bê tông đã đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu.
Hướng dẫn quy trình đầm bê tông đúng kỹ thuật
Hiện nay, có 02 cách để đầm bê tông là đầm thủ công và đầm bằng máy. Để đảm bảo công trình có độ chắc chắn cao thì người thợ xây dựng phải thi công đúng theo nguyên tắc. Dưới đây là quy trình đầm bê tông theo cả 02 cách thủ công và bằng máy.
Đầm bê tông thủ công
Bước 1: Chuẩn bị đầm gang có độ nặng khoảng 8-10kg cùng que được làm từ thép hoặc xà beng…
Bước 2: Dùng sức người để nâng lên hạ xuống đầm ngang để tác động lực lên bề mặt bê tông
Xem thêm : Thiết bị xây dựng là gì? Quy định liên quan đến thiết bị xây dựng bạn cần biết
Bước 3: Vừa đầm vừa sử dụng qua xọc thép, xà beng chọc sâu xuống vữa bê tông để cốt liệu lọt qua khe cốt thép
Bước 4: Dùng xà beng hoặc vồ gỗ thúc mạnh vào thành cốp pha để dàn đều vữa bê tông và lấp đầy lỗ rỗng
Bước 5: Lặp lại quá trình này cho đến khi vữa bê tông không bị lũ xuống và xuất hiện sữa xi măng trên bề mặt
Đầm bằng máy đầm bê tông
Sử dụng máy đầm dùi
Sử dụng đầm rung để tạo ra rung động bên trong lớp bê tông có độ dày từ 20-30cm. Phần đầu của máy đầm dùi phải được đặt xuống dưới lớp bê tông tầm 5-10cm. Thời gian đầm tại mỗi vị trí là trong khoảng 20-40s. Trong trường hợp xuất hiện gợn nước quay vòng đồng tâm quanh dùi dầm hoặc có nước đọng thành vũng thì vữa bê tông đã bị phân tầng do đầm quá lâu.
Không di chuyển vòi đâm quá 1,5 lần bán kính hiệu lực của máy đầm dùi cùng một lúc. Luôn đặt máy đầm dùi ở vị trí thẳng đứng để lực rung tác dụng lên lớp bê tông chưa đông kết bên dưới. Không ấn đầm để rung theo nhiều hướng khác nhau hoặc không đủ sâu.
Sử dụng máy đầm bàn
Trong trường hợp sử dụng máy đầm bàn để tác động lên bề mặt của lớp bê tông. Máy đầm bàn tạo ra lực rung để làm vữa bê tông trở nên lỏng và chảy vào các mối nối sắt thép. Lúc này, các hạt cốt liệu có xu hướng di chuyển gần nhau và đẩy không khí ra ngoài.
Thời gian đầm cho mỗi vị trí khi sử dụng máy đầm bàn là từ 30-50s. Hướng di chuyển của đầm phụ thuộc vào chiều quay của động cơ. Trong quá trình di chuyển, cần đảm bảo phủ được lên vết đầm trước 10-20cm. Có thể kéo đầm 2 lần thẳng góc với nhau và không được đứng lên máy hoặc chất thêm tải trọng lên bề mặt đầm.
Xem thêm : Cập nhật bảng giá máy đầm cóc mới nhất 2024 tại Minh Long
Sử dụng máy đầm chày
Máy đầm chày được sử dụng để đầm nhiều lớp. Khi đầm lớp bê tông phía trên, cần cho đầu cắm ngập vào lớp dưới đã đầm khoảng 5cm để đảm bảo tính liên kết tốt giữa các lớp bê tông. Vị trí và khoảng cách đặt phụ thuộc vào các loại đầm khác nhau. Lưu ý, không tắt máy đầm chày cho đến khi rút chày lên. Nếu tắt máy khi chày đang ở trong lớp vữa bê tông có thể sẽ không rút vòi đầm hoặc rút được cũng sẽ để lại lỗ hổng trên bề mặt.
Khi cắm chày vào, cần cho xuống nhanh chóng và ngược lại khi rút lên phải kéo từ từ và dẫm chân vào cạnh chày để lèn chặt vữa bê tông đồng thời không tạo ra lỗ hổng trên bề mặt. Thời gian đầm tại một vị trí phụ thuộc vào tần số rung của máy , nếu tần số rung cao thì đầm nhanh, tần số rung thấp thì phải đầm lâu hơn.
Không dùng đầm chày thúc vào cốp pha và cốt thép bởi có thể gây vỡ hoặc thủng cốp pha, làm sai lệch vị trí thép hoặc làm cho thép truyền rung động đến lớp bê tông đã bắt đầu đông cứng.
Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn về nguyên tắc và quy trình đầm bê tông đúng kỹ thuật. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã nắm rõ hơn các nguyên tắc đầm bê tông và cách sử dụng các loại máy đầm thông dụng.
Mọi thắc mắc trong quá trình sử dụng máy đầm bê tông, bạn đọc có thể liên hệ đến Minh Long để được hỗ trợ chi tiết nhé:
Hà Nội: Số 254, Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội – Hotline: 0936.766.266
TPHCM: Số 95 Hà Duy Phiên, Bình Mỹ, Quận Củ Chi, TP Hồ Chí Minh – Hotline: 0915.463.433
Nghệ An: Cầu Cấm QL1, xã Nghi Quang, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An – Hotline: 0961.232.555
Trang chủ: https://tongkhomayxaydung.vn