Hướng dẫn quy trình phủ bóng sàn bê tông dễ thực hiện

Phủ bóng sàn bê tông là kỹ thuật được dùng khi thi công làm sàn bê tông. Bề mặt sàn bê tông sau khi được phủ bóng có độ phẳng và bóng cao, có khả năng chống mài mòn, chịu lực vượt trội. Ngoài ra, nền nhà còn có thể chống thấm, chống hóa chất đậm đặc và bảo trì được dễ dàng hơn khi được phủ bóng. Trong bài viết dưới đây, cùng Minh Long tìm hiểu về quy trình phủ bóng sàn bê tông đúng kỹ thuật và dễ thực hiện nhé.

Tại sao nên phủ bóng sàn bê tông?

Phủ bóng sàn bê tông là kỹ thuật đang được sử dụng phổ biến tại các công trình như trường học, nhà hàng, khách sạn, nhà máy, tòa nhà văn phòng, bệnh viện, cửa hàng,… Việc phủ bóng nền nhà mang lại nhiều lợi ích như:

– Có tính thẩm mỹ cao, tạo không gian sang trọng;

– Chi phí thi công thấp hơn so với sàn đá, gạch sàn lót, sơn Epoxy,…;

– Có khả năng chịu lực tốt, bền bỉ;

– Ít bám bụi và dễ vệ sinh hàng ngày;

– Thời gian thi công nhanh, không ảnh hưởng đến tiến độ công trình;

– Có thể thi công trực tiếp mà không cần phải cải tạo lại nền nhà cũ;

– Không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng;

– Không mất thời gian bảo trì và có khả năng chịu mài mòn tốt.

Để tiến hành phủ bóng sàn bê tông, người thợ xây dựng tiến hành theo các bước được hướng dẫn dưới đây.

Quy trình phủ bóng sàn bê tông
Vệ sinh đánh bóng bê tông

Chuẩn bị trước khi thi công phủ bóng sàn bê tông

Các thiết bị cần chuẩn bị gồm:

– Máy mài nền bê tông có công suất 7 – 15Hp;

– Máy đánh bóng nền tốc độ cao;

– Máy chà vệ sinh sàn nhà;

– Máy hút bụi công nghiệp;

– Lưỡi mài bê tông hợp kim đầu số #16, #20, #50, lưỡi nhựa #50, #100, #200, #400, #800 và pad đánh bóng cỡ 27 inch;

– Thiết bị đo độ cứng và độ bóng của sàn bê tông sau khi hoàn hiện;

– Chất tăng cứng Mastertop 333;

– Chất phủ sàn bê tông chuyên dụng: Radiant, Perfection, Stone Shine, Tough,…

Quy trình phủ bóng sàn bê tông
Các dụng cụ cần chuẩn bị khi phủ bóng sàn bê tông

Hướng dẫn quy trình phủ bóng sàn bê tông

Bước 1: Xác định sàn bê tông cần mài, mài phá

Bạn sử dụng máy mài sàn bê tông để tiến hành mài nền, bóc lớp xi măng trên bề mặt và làm lộ lớp đá cốt liệu phía dưới. Các cấp độ mài sàn bê tông gồm lộ đá mi, lộ cát và lộ cốt liệu hoàn toàn.

– Nếu nền nhà là nền bê tông mới thì sử dụng đầu số #30 để mài làm lộ cốt liệu, sỏi bên trong;

– Nếu nền nhà là nền bê tông cũ, lồi lõm, không bằng phẳng hoặc có lớp sơn Epoxy cũ thì cần tiến phá bỏ ụ nổi, lồi lõm và lớp sơn cũ với đĩa mài thép số #16. Sau đó tiếp tục sử dụng đầu mài số #30 để làm phẳng bề mặt nền trước khi mài mịn bê tông.

Bước 2: Tiếp tục mài bê tông sau khi đã mài phá

Bạn sử dụng các loại máy mài sàn xây dựng cỡ lớn với tốc độ lưỡi mài cao. Sử dụng đĩa mài #50, #80 để mài xóa các dấu vết trầy xước lớn do đầu mài #30 đã tạo ra (ở bước 1). Đĩa mài #50 và #80 không phải là đĩa mài mịn và vẫn gây ra vết xước vừa phải trên bề mặt nền để tiếp tục mài mịn.

Ngoài ra, ở bước này, để hạn chế độ hao mòn của các đĩa mài mịn tiếp theo, hãy tiết kiệm chi phí mua đĩa mài và làm tăng hóa chất làm bóng cho sàn bê tông.

Quy trình phủ bóng sàn bê tông
Mài bê tông trước khi phủ bóng sàn

Bước 3: Mài mịn bề mặt sàn bê tông với đĩa mài đầu số lớn

Tiếp tục sử dụng máy mài sàn với các đĩa mài lần lượt có đầu số #100, #150, #200, #250 để xóa các vết xước lớn và làm mịn lại bề mặt sàn bê tông. Để đảm bảo hiệu quả thi công tốt nhất, bạn nên sử dụng các loại máy mài sàn có kết hợp với nước hoặc các loại sáp nhập khẩu, hỗ trợ đánh bóng để giảm bụi bẩn khi mài và làm tăng độ mịn bóng của nền nhà.

Sử dụng đĩa mài đầu số #250 (máy mài sàn có thùng nước) để xóa bỏ tất cả các vết xước lớn trước đó để tiến hành răng cứng cho bề mặt sàn. Sử dụng máy mài tay để tiến hành mài, làm vệ sinh tại các góc cạnh, chân tường và chân cột.

Bước 4: Vệ sinh sàn bê tông trước khi phủ hóa chất

Sử dụng máy hút bụi công nghiệp cỡ lớn để làm sạch bụi bẩn, nước dơ thải ra trên bề mặt trong quá trình mài sàn. Thu gom các vật dụng, vật liệu thi công có trên sàn bê tông để tiến hành phủ hóa chất.

Bước 5: Sử dụng hóa chất tăng cứng

Tiến hành phun một lớp hóa chất vừa đủ lên bề mặt nền. Nếu sử dụng hóa chất tăng cứng sàn Mastertop 333 thì định mức sử dụng là 15 – 20m2/l. Phải phun đều hóa chất tăng cứng để bịt kín các lỗ rỗng tự nhiên trên bề mặt, tạo bề mặt kín và tăng độ cứng. 

Sau khi phun hóa chất tăng cứng, bạn cần cờ khoảng 1 – 2 ngày để hóa chất có thể thẩm thấu xuống bề mặt nền cần đánh bóng.

Quy trình đánh bóng nền bê tông dễ thực hiện
Sử dụng hóa chất khi phủ bóng nền bê tông

Bước 6: Phủ bóng sàn bê tông bằng hóa chất chuyên dụng

Ưu tiên sử dụng các chất phủ bóng chuyên dụng dành sàn bê tông như Radiant, Stone Shine,… trong quá trình thi công. Khi dùng hóa chất cần lưu ý:

– Phủ đều hóa chất phủ bóng lên bề mặt nền

– Phủ hóa chất tại các vị trí sát tường trước

– Lau song song dọc theo chân tường và lau theo hình chữ U

– Phần diện tích còn lại lau theo hình số 8 đến khi hết sàn

– Phủ 2 – 3 lớp hóa chất để đảm bảo độ bóng. Mỗi lớp phải cách nhau 1 – 2 tiếng để đảm bảo khô cứng.

– Để khô sau 4 – 12 tiếng là hoàn thiện và đã có thể sử dụng.

– Định mức sử dụng hóa chất phủ bóng chuyên dụng là từ 1.200 – 1.500m2/ can 18.75 lít.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn quy trình phủ bóng sàn bê tông đúng kỹ thuật và dễ thực hiện nhất dành cho người thợ xây dựng. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã nắm rõ lợi ích và các bước cụ thể khi tiến hành phủ bóng sàn bê tông cho công trình thêm bền đẹp và chất lượng nhé.

 

Tin tức khác

Tìm hiểu quy trình xây nhà cấp 4 đúng chuẩn kỹ thuật
Tìm hiểu quy trình xây nhà cấp 4 đúng chuẩn kỹ thuật

Trong văn hóa của người Việt Nam, nhà cấp 4 được xem là mẫu nhà phổ biến và được nhiều người lựa chọn khi có nhu cầu xây dựng nhà ở hoặc công trình cho thuê, kinh doanh. Hiện nay, các quy trình xây nhà cấp 4 đạt chuẩn kỹ thuật ngày càng được nhiều […]

Hướng dẫn quy định xây nhà trên đất thổ cư
Hướng dẫn quy định xây nhà trên đất thổ cư

Trước khi xây dựng nhà ở, chủ nhà cần tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến pháp luật để đảm bảo quá trình xây dựng không bị ảnh hưởng hay bị xử phạt do làm trái quy định. Trong đó, các quy định xây nhà trên đất thổ cư là một trong những […]

Hướng dẫn quy trình xây nhà từ móng đến mái
Hướng dẫn quy trình xây nhà từ móng đến mái

Hiện nay, nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng tăng cao, do vậy có rất nhiều người  tìm hiểu về quy trình xây nhà từ móng đến mái để có thể nghiệm thu công trình. Vậy, quy trình xây dựng nhà ở gồm các bước chính nào? Cùng Minh Long tìm hiểu chi tiết […]

7 kinh nghiệm xây nhà lần đầu không nên bỏ qua
7 kinh nghiệm xây nhà lần đầu không nên bỏ qua

Không phải đơn vị thi công nào cũng chia sẻ cho bạn về những kinh nghiệm xây nhà lần đầu quan trọng. Vậy, làm thế nào để xây nhà khoa học, chất lượng mà tuổi thọ sử dụng có thể lên đến vài chục năm và có thể tối ưu chi phí nhất. Trong bài […]

10 kỹ thuật xây bể bơi quan trọng và không thể thiếu khi làm hồ bơi
10 kỹ thuật xây bể bơi, đảm bảo chính xác cho người mới bắt đầu

Để có một bể bơi hoạt động hiệu quả, an toàn và đáp ứng nhu cầu bơi lội dùng cho gia đình hay kinh doanh thì đều cần đáp ứng các kỹ thuật xây bể bơi chính xác. Trong bài viết dưới đây, cùng Minh Long tìm hiểu về quy trình xây bể bơi và […]

Hướng dẫn kỹ thuật xây nhà cấp 4 từ móng đến mái nhà
Hướng dẫn kỹ thuật xây nhà cấp 4 từ móng đến mái nhà

Kỹ thuật xây nhà cấp 4 là quy định được nhiều chủ nhà tìm hiểu để đảm bảo nắm rõ các công đoạn và nghiệm thu sau khi hoàn thành công trình dễ dàng. Nhà cấp 4 là loại nhà ở 1 tầng thường có diện tích dưới 1000m2 và có chiều cao dưới 6m. […]

Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433
Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433