Các bước chính trong quy trình xây dựng nhà ở

Quy trình xây nhà thường được cả người chủ công trình và chủ thầu xây dựng quan tâm để đánh giá chất lượng trong quá trình thi công. Vậy, các bước chính khi xây dựng nhà ở gồm các bước nào? Cùng Minh Long tìm hiểu chi tiết về quy trình xây dựng nhà ở gồm mấy bước ngay trong bài viết dưới đây.

Các bước chính khi xây dựng nhà ở gồm 07 bước:

Bước 1: Lập kế hoạch xây nhà ở

Bước 2: Tìm hiểu về kiến thức xây dựng và pháp lý

Bước 3: Lựa chọn kiến trúc sư và chủ thầu xây dựng

Bước 4: Tiến hành xây dựng phần thô

Bước 5: Xây dựng phần hoàn thiện công trình

Bước 6: Sắm sửa nội thất cho ngôi nhà

Bước 7: Tiến hành nghiệm thu

1. Quy trình xây nhà: Lập kế hoạch

Trong quy trình xây nhà, lập kế hoạch là bước không thể thiếu và phải được chuẩn bị kỹ càng trước khi tiến hành thi công. Việc có kế hoạch rõ ràng sẽ giúp bạn biết chính xác những công đoạn, vật tư cần chuẩn bị để quá trình xây nhà diễn ra thuận lợi. 

Kế hoạch xây nhà ở thường gồm các nội dung sau:

– Xác định mục đích xây: Xây nhà tạm, nhà ở lâu dài, cho thuê hay kinh doanh?

– Chuẩn bị chỗ ở tạm trong quá trình xây dựng nhà mới

– Xác định diện tích nhà, sân vườn, hướng, phong cách thiết kế

– Chuẩn bị ngân sách, dự trù thêm khoảng 10-30% so với tổng chi phí dành cho các khoản phát sinh.

Các bước chính trong quy trình xây dựng nhà ở
Các bước chính khi xây dựng nhà ở gồm bước nào?

2. Quy trình xây nhà ở: Tìm hiểu về kiến thức xây dựng và pháp lý

Trước khi tiến hành xây nhà mới, người chủ công trình phải có những kiến thức cơ bản về xây nhà và nắm rõ các thủ tục pháp lý cần thiết. Xây nhà phải có giấy phép xây dựng được cấp bởi cơ quan chức năng. Vì vậy, bạn cần nắm rõ các thủ tục xin giấy phép xây dựng, hồ sơ, cơ quan tiếp nhận, lệ phí,…

Với những kiến thức cơ bản khi xây nhà như các bước chính khi xây dựng nhà ở gồm các bước nào sẽ giúp bạn kiểm soát và nghiệm thu chất lượng công trình đạt chuẩn. Bạn có thể tìm hiểu các vấn đề này qua Internet, người quen hoặc các đơn vị thầu, kiến trúc sư,… để được tư vấn.

3. Lựa chọn kiến trúc sư và chủ thầu xây dựng

Những người kiến trúc sư sẽ lắng nghe ý kiến, nhu cầu và mong muốn của chủ nhà để tư vấn chính xác. Thông thường, các chủ công trình thường quan tâm đến cách thiết kế ngôi nhà, xin giấy phép, mặt bằng thi công, quy mô xây dựng, chi phí, vật tư nên sử dụng và thời gian thi công hoàn thiện.

Kiến trúc sư sẽ giới thiệu đến chủ nhà một số phong cách thiết kế nhà với mức chi phí phù hợp với nhu cầu để bạn tham khảo và cân nhắc. Bạn nên chia sẻ về những mong muốn, ý tưởng của mình để kiến trúc sư đưa ra phương án xây dựng tốt và phù hợp nhất.

Khi làm việc với kiến trúc sư và chủ thầu, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát và đánh giá họ có uy tín hay không. Bạn có thể liên hệ thêm 1 – 2 chủ thầu, kiến trúc sư khác để có cái nhìn khách quan và lựa chọn phù hợp nhất. Sau đó, mới tiến hành ký kết hợp đồng thiết kế, thi công trọn gói, thi công khoán từng phần,…

Các bước chính trong quy trình xây dựng nhà ở
Quy trình xây dựng nhà ở gồm mấy bước chính?

4. Tiến hành xây dựng phần thô

Xây nền móng là công đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình xây nhà. Nền móng phải chắc thì ngôi nhà của bạn mới bền bỉ và an toàn. Móng nhà thường có nhiều loại như móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc,… Việc thi công nền móng nào sẽ được chủ thầu tư vấn nhưng chủ nhà vẫn cần phải giám sát, theo dõi để đảm bảo việc thi công được đúng theo bản vẽ.

Một số công đoạn khác trong quá trình xây phần thô như đào hầm tự hoại, hố ga; đan thép, ghép cốt pha, đổ bê tông dầm, cột, sàn; xây tường gạch ống; xây tô tường. Đây cũng là bước quyết định sự bền vững của ngôi nhà bạn nên phải được thi công cẩn thận và chính xác.

5. Xây dựng phần hoàn thiện công trình

Tại bước này sẽ gồm rất nhiều hạng mục công việc và quyết định đến vẻ đẹp thẩm mỹ, tiện ích của ngôi nhà. Các hạng mục thi công gồm ốp lát gạch, thi công làm trần, sơn thẩm mỹ, lắp đặt cửa sổ, cửa chính, cửa đi; lắp đặt điện nước,…

Ngoài ra, không thể thiết việc thi công kiến trúc bên ngoài như sân vườn. Bạn cần kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và màu sắc của tường, gạch ốp, mái nhà sao cho thống nhất, có sự cân đối và không nên có tương phản “gay gắt”, làm mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Bạn nên cố gắng giữ nguyên thiết kế ban đầu đã thống nhất với kiến trúc sư để ngôi nhà được thi công đúng theo như bản cắt 3D ban đầu.

Vật tư hoàn thiện sẽ do chủ nhà tự quyết định, do vậy, bạn phải cân nhắc lựa chọn vật tư sao cho phù hợp với nhu cầu và ngân sách của gia đình. Cần phối hợp với kỹ sư công trình để tránh làm gián đoạn tiến độ thi công của đơn vị xây dựng.

Các bước chính trong quy trình xây dựng nhà ở
Quy trình xây nhà gồm các bước nào?

6. Sắm sửa nội thất cho ngôi nhà

Một ngôi nhà đẹp không thể thiếu nội thất bên trong được. Đây cũng là một trong những bước để hoàn thiện quy trình xây nhà. Việc lựa chọn, sắp xếp nội thất khoa học sẽ làm tăng tính thẩm mỹ và giá trị ngôi nhà của bạn.

Một số xu hướng thiết kế nội thất nhà ở được ưa chuộng nhất hiện nay như:

– Phong cách hiện đại: Đơn giản, không cầu kỳ và hạn chế trang trí nhiều đồ hay sử dụng nhiều màu sắc. Thường chỉ sử dụng 3 tone màu chính (màu nền, màu chủ đạo và màu nhấn) và đặc biệt chú trọng đến không gian, hình khối của ngôi nhà.

– Phong cách cổ điển: Thường cầu kỳ, tỉ mỉ, sang trọng và thể hiện được gu thẩm mỹ, sự sang trọng, quý phái. Phong cách này đề cao hình thức và chú trọng đến việc sử dụng vật liệu tự nhiên như gỗ, tre. Màu trong ngôi nhà thường sử dụng các màu sắc tương phản.

– Phong cách tân cổ điển: Thường có thiết kế mộc mạc, gần gũi, trật tự, đơn giản và không rườm rà. Sử dụng các màu sắc nhẹ nhàng như kem, trắng, xám, xanh nhạt,…

Các bước chính trong quy trình xây dựng nhà ở
Hoàn thiện quy trình xây nhà

7. Tiến hành nghiệm thu công trình

Đây là bước cuối cùng cần thực hiện trong quy trình xây nhà ở. Bạn cần kiểm tra toàn bộ ngôi nhà xem có sai sót so với bản vẽ hoặc có vấn đề cần giải quyết không. Sau đó tính toán các chi phí phát sinh và quyết toán chi phí cơ đơn vị thầu xây dựng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu về quy trình xây nhà và nắm rõ các bước chính khi xây dựng nhà ở gồm 07 bước. Hy vọng với những thông tin ở trên sẽ giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi quy trình xây dựng nhà ở gồm mấy bước đơn giản và dễ dàng hơn nhé.

 

Tin tức khác

Vì sao nhà mới xây bị nứt tường?
Vì sao nhà mới xây bị nứt tường? Cách khắc phục đơn giản nhất

Hiện tượng nhà mới xây bị nứt tường không chỉ khiến ngôi nhà của bạn mất đi tính thẩm mỹ và tạo cảm giác bất an, lo lắng cho người sinh sống trong nhà. Vậy, vì sao nhà mới xây bị nứt tường và cách khắc phục như thế nào? Cùng Minh Long tìm hiểu […]

Quy trình xây nhà gồm mấy bước cơ bản?
[Tìm hiểu] Quy trình xây nhà gồm mấy bước cơ bản?

Quy trình xây nhà gồm mấy bước là câu hỏi được nhiều người thợ xây dựng, chủ nhà thầu mới còn ít kinh nghiệm thắc mắc khi tìm hiểu về quy trình làm nhà chính xác. Trong bài viết dưới đây, cùng Minh Long tìm hiểu chi tiết về quy trình xây nhà dễ hiểu […]

Vì sao không nên xây nhà trên loại đất sét?
[Tìm hiểu] Vì sao không nên xây nhà trên loại đất sét?

Trong xây dựng nhà ở, móng nhà là một trong những phần quan trọng nhất bởi nó là nền tảng nâng đỡ nguyên khối công trình và ảnh hưởng đến sự bền vững của ngôi nhà. Đặc biệt, nguyên nhân vì sao không nên xây nhà trên loại đất sét được nhiều quan tâm khi […]

Xây nhà có phải xin giấy phép không?
Giải đáp xây nhà có phải xin giấy phép không?

Xây nhà có phải xin giấy phép không là thắc mắc được nhiều nhiều chủ nhà, chủ thầu quan tâm khi xây dựng nhà ở. Trong bài viết dưới đây, cùng Minh Long tìm hiểu quy định về giấy phép xây dựng và các trường hợp được miễn giấy phép nhé.Có thể bạn quan tâm […]

Giải đáp xây nhà có phải nộp thuế xây dựng không?
Giải đáp xây nhà có phải nộp thuế xây dựng không?

Nắm rõ quy định về thuế khi xây dựng nhà ở và các khoản lệ phí liên quan sẽ giúp bạn biết được nghĩa vụ nộp thuế của mình. Vậy, khi xây nhà có phải nộp thuế xây dựng không? Cùng Minh Long tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.Có thể bạn […]

Giải đáp xây nhà không hợp hướng có sao không?
Giải đáp xây nhà không hợp hướng có sao không? 

Xây nhà không hợp hướng có sao không là điều mà bất kỳ chủ nhà nào cũng quan tâm đến. Theo quan niệm phong thuỷ thì một ngôi nhà được xây không hợp hướng có thể kéo theo những xui xẻo hoặc kém may mắn trong cuộc sống và công việc. Trong bài viết dưới […]

Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433
Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433