Kiến thức xây dựng – Sàn bê tông chịu được bao nhiêu tấn?

Sàn bê tông cốt thép là loại sàn được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong các công trình xây dựng hiện nay. Sức chịu tải của nền bê tông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, ổn định và tính chắc chắn cho công trình về sau. Vậy, sàn bê tông chịu được bao nhiêu tấn? Cùng Minh Long tìm hiểu chi tiết về 1m2 sàn bê tông chịu được bao nhiêu tấn trong bài viết dưới đây nhé.

Cấu tạo của sàn bê tông xây dựng

Trong các công trình xây dựng hiện nay, sàn bê tông được sử dụng phổ biến nhờ độ bền cao và có khả năng chịu lực tốt. So với các loại sàn khác như sàn gỗ, sàn nhựa,… thì sàn nhà làm từ bê tông có đặc tính phòng cháy và ổn định hơn. Đặc biệt với các công trình trong khu vực có độ ẩm cao, cần cách nước, có khả năng chống thấm và chịu lửa tốt.

Cấu tạo của sàn bê tông cốt thép gồm bê tông và thép (làm khung) với độ dày dao động từ 10 – 30cm. Bê tông có thể là bê tông nặng hoặc bê tông nhẹ như bê tông xỉ, keramzit, perlite,… Ngoài ra, còn có nhiều loại sàn khác như sàn bản kê hai cạnh, sàn sườn, sàn bản dầm, sàn dày sườn hoặc sàn ô cờ kiểu bản kê 4 cạnh.

Trong đó, sàn ô cờ kiểu lưới ô nhỏ, sàn không dầm hay sàn nấm, sàn lắp thép thường có cấu kiện nhỏ hơn. Còn sàn sườn lắp ghép, sàn sườn chèn các tấm rỗng và sàn lắp ghép cấu kiện lớn. Với sự kết hợp giữa bê tông và thép, sàn bê tông cốt thép có khả năng chịu tại trọng lớn, độ bền cao, giúp tăng cường khả năng chịu lực của sàn bê tông trong mọi công trình.

Sàn bê tông chịu được bao nhiêu tấn?
Cấu tạo của sàn bê tông

1m2 sàn bê tông chịu được bao nhiêu tấn?

Sức chịu tải của sàn bê tông cốt thép phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ dày lớp bê tông, loại cốt thép sử dụng, khoảng cách giữa các thanh cốt thép, cường độ bê tông, độ dày lớp đệm nền,… Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn xây dựng tại Việt Nam, sức chịu tải của sàn bê tông phải đảm bảo được yêu cầu về khả năng chịu tải theo mục đích sử dụng công trình.

Thông thường, 1m2 sàn bê tông chịu được khoảng 200 – 250kg đối với các công trình dân dụng. Trong khi đó, sức chịu lực của sàn bê tông trong các công trình công nghiệp sẽ chịu được lực cao hơn.

Để tính toán được chính xác sàn bê tông chịu được bao nhiêu tấn, cần phải xác định rõ mục đích sử dụng, thiết kế yêu cầu và các yếu tố kỹ thuật khác được áp dụng trong công trình. Sau đó, sử dụng phương pháp tính toán và tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định chính xác sàn bê tông chịu lực được bao nhiêu.

Sàn bê tông chịu được bao nhiêu tấn?
1m2 sàn bê tông chịu được bao nhiêu tấn?

Cách tính sàn bê tông chịu được bao nhiêu tấn?

Sàn bê tông chịu lực được bao nhiêu phụ thuộc nhiều yếu tố như loại cốt thép sử dụng, độ dày lớp bê tông, kích thước của sàn, tải trọng thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật khác. Thông thường, để tính toán sàn bê tông chịu được bao nhiêu tấn, ta dựa trên các tiêu chuẩn của TCVN (Tiêu chuẩn VN) như TCVN 4054-2005 hoặc các tiêu chuẩn quốc tế ACI, Eurocode, BS,…

Theo TCVN 4054-2005, để tính toán tải trọng của sàn bê tông, sử dụng công thức sau:

Q = WLL + WDL

Trong đó:

– Q là tải trọng thiết kế của sàn bê tông

– WLL là tải trọng sống (trọng lượng người hoặc đồ vật trên sàn) được tính theo tiêu chuẩn TCVN

– WDL là tải trọng tự trọng (trọng lượng của sàn bê tông)

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi sử dụng công trình, người thiết kế thường sử dụng giá trị tối thiểu của sức chịu tải để đánh giá tải trọng của sàn bê tông. Cụ thể, theo tiêu chuẩn TCVN 4054-2005, sàn bê tông chịu lực khoảng 250kg/m2.

Sàn bê tông chịu được bao nhiêu tấn?
Hướng dẫn tính sàn bê tông chịu được bao nhiêu tấn?

Độ dày sàn bê tông khi thi công bao nhiêu là hợp lý?

Độ dày sàn bê tông trong công trình dân dụng thường dao động khoảng 100 – 150mm, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Với sàn nhà dân dụng, độ dày bê tông thường được thiết kế trong khoảng 100mm – 120mm. Tuy nhiên, nếu sàn phải chịu trọng tải hoặc diện tích lớn thì độ dày của sàn phải được tăng lên để đảm bảo độ cứng và độ bền cho công trình.

Ngoài độ dày của lớp sàn đổ bê tông, việc sử dụng cốt thép cũng là yếu tố quan trọng để tăng độ cứng và độ bền cho công trình. Cốt thép được đặt bên trong lớp bê tông để tạo ra sự kết hợp chặt chẽ, từ đó tăng cường được khả năng chịu tải của sàn.

Chi phí xây dựng sàn bê tông thường cao do sử dụng thêm các vật liệu cốt thép và bê tông có độ bền, cứng hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng sàn bê tông cốt thép mang lại nhiều ưu điểm như tiết kiếm chi phí bảo trì, sửa chữa trong tương lai, cách nhiệt, chống cháy, chống thấm nước,… tốt hơn. 

Việc tính toán kỹ lưỡng độ dày và khả năng chịu lực bao nhiêu tấn khi đổ bê tông sẽ được thực hiện bởi người kiến trúc sư hoặc chuyên gia xây dựng có kỹ thuật, kinh nghiệm dày dạn.

Trên đây là toàn bộ thông tin tìm hiểu về 1m2 sàn bê tông chịu được bao nhiêu tấn? Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã nắm rõ được các thông tin, kiến thức cần thiết khi thi công, xây dựng công trình nhé.

Tin tức khác

Tìm hiểu quy trình xây nhà cấp 4 đúng chuẩn kỹ thuật
Tìm hiểu quy trình xây nhà cấp 4 đúng chuẩn kỹ thuật

Trong văn hóa của người Việt Nam, nhà cấp 4 được xem là mẫu nhà phổ biến và được nhiều người lựa chọn khi có nhu cầu xây dựng nhà ở hoặc công trình cho thuê, kinh doanh. Hiện nay, các quy trình xây nhà cấp 4 đạt chuẩn kỹ thuật ngày càng được nhiều […]

Hướng dẫn quy định xây nhà trên đất thổ cư
Hướng dẫn quy định xây nhà trên đất thổ cư

Trước khi xây dựng nhà ở, chủ nhà cần tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến pháp luật để đảm bảo quá trình xây dựng không bị ảnh hưởng hay bị xử phạt do làm trái quy định. Trong đó, các quy định xây nhà trên đất thổ cư là một trong những […]

Hướng dẫn quy trình xây nhà từ móng đến mái
Hướng dẫn quy trình xây nhà từ móng đến mái

Hiện nay, nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng tăng cao, do vậy có rất nhiều người  tìm hiểu về quy trình xây nhà từ móng đến mái để có thể nghiệm thu công trình. Vậy, quy trình xây dựng nhà ở gồm các bước chính nào? Cùng Minh Long tìm hiểu chi tiết […]

7 kinh nghiệm xây nhà lần đầu không nên bỏ qua
7 kinh nghiệm xây nhà lần đầu không nên bỏ qua

Không phải đơn vị thi công nào cũng chia sẻ cho bạn về những kinh nghiệm xây nhà lần đầu quan trọng. Vậy, làm thế nào để xây nhà khoa học, chất lượng mà tuổi thọ sử dụng có thể lên đến vài chục năm và có thể tối ưu chi phí nhất. Trong bài […]

10 kỹ thuật xây bể bơi quan trọng và không thể thiếu khi làm hồ bơi
10 kỹ thuật xây bể bơi, đảm bảo chính xác cho người mới bắt đầu

Để có một bể bơi hoạt động hiệu quả, an toàn và đáp ứng nhu cầu bơi lội dùng cho gia đình hay kinh doanh thì đều cần đáp ứng các kỹ thuật xây bể bơi chính xác. Trong bài viết dưới đây, cùng Minh Long tìm hiểu về quy trình xây bể bơi và […]

Hướng dẫn kỹ thuật xây nhà cấp 4 từ móng đến mái nhà
Hướng dẫn kỹ thuật xây nhà cấp 4 từ móng đến mái nhà

Kỹ thuật xây nhà cấp 4 là quy định được nhiều chủ nhà tìm hiểu để đảm bảo nắm rõ các công đoạn và nghiệm thu sau khi hoàn thành công trình dễ dàng. Nhà cấp 4 là loại nhà ở 1 tầng thường có diện tích dưới 1000m2 và có chiều cao dưới 6m. […]

Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433
Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433