Làm sao để khắc phục hiện tượng sàn bê tông bị rung?
Sàn bê tông bị rung hay nền nhà bị rung lắc là hiện tượng thường xảy ra ở những công trình đang trong quá trình thi công hoặc đã xuống cấp trầm trọng, xây dựng trên nền đất yếu. Ngoài ra, hiện tượng này có thể do khu vực công trình có hoạt động khai thác, xây dựng đường giao thông có lưu lượng xe cộ lớn. Hậu quả của tình trạng sàn bê tông bị rung có thể nguy hiểm đến tài sản lẫn tính mạng con người. Vậy, làm sao để khắc phục tình trạng này? Cùng Minh Long tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
- Cách làm nền nhà không bị lún chuẩn xác, đúng kỹ thuật
- Hướng dẫn kỹ thuật mài sàn bê tông lộ đá bền đẹp, độc đáo
- Những biện pháp vận chuyển vật liệu xây dựng trên công trường
- [Tìm hiểu] Vì sao không nên xây nhà trên loại đất sét?
- Sàn bê tông đá mài: Ưu nhược điểm, cách thi công và những lưu ý quan trọng
Nguyên nhân gây ra hiện tượng sàn bê tông bị rung
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nền nhà bê tông bị rung, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:
Bạn đang xem: Làm sao để khắc phục hiện tượng sàn bê tông bị rung?
Do chuyển động của con người
Các chuyển động của con người khi đi lại, chạy nhảy trên sàn bê tông cũng đều có gây ra một lực tác động khiến sàn nhà bị rung chuyển. Việc rung nhiều hay ít phụ thuộc vào trọng lượng và cách di chuyển của con người. Đồng thời, độ rung của sàn phụ thuộc vào trọng tải, bề dày và vật liệu cấu tạo nên sàn bê tông.
Thông thường, khi tính toán khả năng chịu tải của sàn bê tông đã thường tiêu chuẩn hóa các khu vực phù hợp với công năng sử dụng. Chẳng hạn với các công trình dân dụng khả năng chịu tải sẽ khác sàn nhà kho, trường học, bệnh viện,…
Do hoạt động của máy móc, thiết bị
Các động cơ của máy móc, thiết bị đặt trên sàn bê tông khi hoạt động cũng có thể gây ra hiện tượng rung lắc. Đặc biệt với các động cơ công suất, tải trọng lớn sẽ gây ra tác động lên sàn bê tông. Tác động này khá lớn và cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng sàn bê tông bị rung.
Do các phương tiện giao thông
Với một số xe có tải trọng lớn khi chạy trên đường quốc lộ thường gây ra hiện tượng rung lắc tòa nhà. Là do nền đất quá yếu, dẻo nên khi có rung động truyền từ xe cộ làm chân nhà bị rung và có thể cảm nhận dễ dàng. Các khu vực nhà ở gần đường sắt nếu có nền móng yếu, địa chất không ổn định cũng dễ gây ra hiện tượng nền bị rung.
Sàn bê tông bị rung có ảnh hưởng đến kết cấu nhà hay không?
Xem thêm : Quy trình mài sàn bê tông chuẩn nhất khi công bạn cần biết
Mỗi lần nền bê tông bị rung thì phần đỉnh và chân công trình sẽ xuất hiện lực vặn, xoắn. Điều này cũng tương tự như khi dùng đòn bẩy để di chuyển vật nặng. Lực này sẽ tác động lên toàn bộ công trình và tỷ lệ với chiều cao công trình.
Lực này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các kết cấu vật liệu ổn định. Nếu lực tác động lớn có thể làm các vật liệu bị mất ổn định và tạo ra các vết nứt nhỏ. Các vết nứt này rất nhỏ và khó để nhìn hoặc quan sát bằng mắt thường.
Trường hợp nền bê tông xảy ra hiện tượng rung kéo dài và không được xử lý sẽ tạo ra những vấn đề nghiêm trọng. Các cấu kiện liên kết trên sàn và tường cột sẽ bị nứt to dần ra. Vết nứt này sẽ có xu hướng lan rộng, sâu hơn và có thể quan sát bằng mắt thường.
Vết nứt sẽ làm mất liên kết giữa các cấu kiện và kết cấu công trình. Thậm chí sẽ làm suy yếu khả năng chịu rung động của toàn bộ kết cấu. Nguy hiểm hơn là có thể phá hủy liên kết công trình dẫn đến những nguy hiểm không thể lường trước được.
Cách khắc phục sàn bê tông bị rung đúng cách
Trước tiên, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng sàn nhà bị rung. Sau đó, tùy theo điều kiện thực tế và ngân sách có thể bỏ ra để áp dụng biện pháp phù hợp nhất. Một số biện pháp khắc phục tình trạng sàn bê tông bị rung như:
Tăng độ dày của sàn bê tông
Tăng độ dày của sàn bê tông tức là tăng khả năng chịu tải cho sàn nhà. Tuy nhiên, tăng độ dày cũng đồng nghĩa tăng tải trọng của công trình và phải đánh giá khả năng chịu lực của dầm, cột trước khi gia tăng độ dày của nền. Có 02 cách để tăng độ dày của sàn thường được thợ xây dựng áp dụng như:
Sử dụng tấm bê tông nhẹ để lắp ghép
Tấm bê tông nhẹ thường sử dụng để lắp ghép sàn là loại ALC có độ ổn định, chịu tải, chống nóng và chống cháy tốt. Nên sử dụng tấm bê tông nhẹ ALC có chiều dày 7,5cm kết hợp với cốt thép gia tăng khả năng chống ăn mòn bên trong sẽ đảm bảo được kết cấu sàn ổn định nhất.
Đổ thêm lớp bê tông phụ
Xem thêm : Cập nhật bảng giá máy đầm cóc mới nhất 2024 tại Minh Long
Tiến hành đổ thêm một lớp bê tông dày khoảng 4 – 8cm lên mặt sàn hiện hữu. Biện pháp này cần phải đục nhám bề mặt nền bê tông cũ để tăng sự liên kết giữa 02 lớp bê tông. Đồng thời, để tăng sự liên kết còn phải sử dụng thêm các chất phụ gia khác.
Xét về chi phí thì 02 phương án này đều khá tiết kiệm nhưng còn nhược điểm là tốn thời gian và khó kiểm soát chất lượng. Mặt khác, tăng độ dày lớp bê tông sẽ làm tải trọng lớn gấp 03 lần và có thể ảnh hưởng đến kết cấu của căn nhà.
Do vậy, bên cạnh các xử lý là tăng độ dày bê tông, người thợ xây dựng còn có thể sử dụng phương pháp gia cố sàn bê tông bằng tấm sợi carbon.
Gia cố sàn bê tông bị rung bằng tấm sợi carbon
Tấm sợi carbon sẽ được dán vào bề mặt sàn bê tông bằng keo Epoxy chuyên dụng. Các vị trí, số lượng, số lớp dán tấm sợi carbon sẽ phải được tính toán và thiết kế cụ thể.
Ưu điểm của tấm sợi carbon là trọng lượng nhẹ, độ bền cao và không bị ăn mòn bởi các loại hóa chất và oxi hóa. Chúng vì thế, có thể thi công được nhiều lớp và không làm gia tăng trọng lượng của sàn nhà sau khi gia cố.
Biện pháp gia cố này sẽ không làm ảnh hưởng đến kiến trúc công trình, có thời gian thi công nhanh chóng và phù hợp trong điều kiện thi công chật hẹp. Tuy nhiên, phương pháp này có giá thành cao hơn so với 02 cách khắc phục sàn bê tông bị rung ở trên.
Do vậy, bạn cần cân nhắc đến điều kiện và chi phí để lựa chọn phương án xử lý tình trạng nền bê tông bị rung phù hợp nhất nhé.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về cách khắc phục hiện tượng sàn bê tông bị rung. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã sở hữu được cho mình những kiến thức cần thiết khi thi công, sửa chữa công trình bị rung lắc. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ đến các đơn vị thi công uy tín để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết hơn nhé.
Trang chủ: https://tongkhomayxaydung.vn