Sàn bê tông mài nhám: Ưu nhược điểm và cách thi công

Với các khu vực thường xuyên có xe cộ qua lại thì cần sử dụng một bề mặt sàn cứng cáp và có khả năng chống trơn trượt hiệu quả để đảm bảo an toàn mỗi khi di chuyển hoặc đi lại khi mặt nền ẩm ướt. Sàn bê tông mài nhám chính là loại sàn phù hợp khi thi công tại các khu vực này. Hiện nay, bê tông mài nhám với hoa văn đẹp cũng phù hợp khi làm sàn nhà, sân thềm, lối đi lại, hành lang, gara,… của các công trình. Vậy, sàn bê tông mài nhám sở hữu những ưu nhược điểm gì? Cùng Minh Long tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Sàn bê tông mài nhám là gì?

Sàn bê tông mài nhám hay nền bê tông mài nhám là một trong những loại nền có khả năng chống trơn trượt hiệu quả nhất trong các loại nền nhà hiện nay. Loại nền này được làm từ bê tông được tạo màu và hoa văn đẹp mắt, do vậy được sử dụng nhiều trong các khu vực khác nhau.

Bê tông mài nhám là nguyên liệu làm nên sàn mài nhám là vật liệu được tạo từ công nghệ xử lý bề mặt bê tông kết hợp với phụ liệu hạt đá granite nhằm loại bỏ các vết gồ ghề và mang lại mặt nền nhẵn nhụi, sáng. Bề mặt nền bê tông mài nhám không có độ bóng tốt như sàn bê tông mài bóng và khả năng hấp thụ ánh sáng cũng kém hơn. Tuy nhiên, loại nền này lại có khả năng chống trượt hiệu quả, mang lại sự an toàn cho người dùng khi đi lại.

Tùy vào thiết kế công trình và nhu cầu của người dùng, bạn có thể lựa chọn màu sắc, hoa văn của nền nhờ phụ gia granite có nhiều màu sắc khác nhau. Hiện nay, nền bê tông mài nhám đang ngày càng trở thành trào lưu trong thi công xây dựng ở nước ta và được dùng nhiều tại các quán cafe, nhà hàng, khách sạn, siêu thị hay trung tâm thương mại… 

Sàn bê tông mài nhám: Ưu nhược điểm và cách thi công
Thế nào là nền bê tông mài nhám?

Đặc điểm của sàn bê tông mài nhám

Có thể nói, trong tất cả các loại nền được thi công thì nền bê tông mài nhám là loại nền cứng cáp và dễ thi công nhất. Chính vì vậy, nó được sử dụng nhiều tại các công trình xây dựng lớn nhỏ. Đặc biệt là trong các công trình có quy mô lớn và nền mài nhám là loại nền được ưa chuộng bởi thời gian thi công nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn so với các loại nền khác.

Nền mài nhám là loại nền phẳng phiu khi trải qua các quá trình mài mặt sàn, mài bóng. Vì thế, nó có thể mang lại vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và phù hợp với nhiều khu vực khác nhau.

Ngoài ra, nền bê tông mài nhám có sở hữu những đặc điểm nổi bật của bê tông như độ cứng cao, chống trơn trượt tốt, có khả năng thấm hút nước và hạn chế được các vết nứt trên bề mặt. Ngoài việc được dùng khi làm nền nhà thì bê tông mài nhám còn được ứng dụng để ốp mặt tiền của công trình xây dựng và mang đến phong cách thẩm mỹ đẹp mắt cho các công trình.

Sàn bê tông mài nhám: Ưu nhược điểm và cách thi công
Đặc tính của nền bê tông mài nhám

Ưu điểm nổi bật của sàn bê tông mài nhám

Hiện nay, sàn bê tông mài là loại sàn phổ biến nhất nên bạn có thể dễ dàng nhìn thấy chúng tại các công trình lớn nhỏ, nhất là tại các thành phố lớn. Sở dĩ, loại nền này được yêu thích như vậy là bởi nó sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:

– Có tính thẩm mỹ cao: Sàn bê tông mài nhám được cho là có tính thẩm mỹ bởi màu sắc đa dạng, phù hợp với cả những không gian căn hộ mang phong cách hiện đại, tiện nghi;

– Có tính đa năng: Cho phép lát sàn, ốp tường hoặc làm mặt tiền của công trình;

– Màu sắc đẹp mắt, kích thước đa dạng: Bê tông mài nhám sở hữu đa dạng màu sắc đẹp, nguyên phụ liệu cũng như kích thước phong phú theo viên, tấm (có thể lên đến 2x2m);

– Khả năng hút nước và chống trơn trượt tốt: Nền bê tông mài nhám sở hữu khả năng thấm hút nước tốt và có thể chống trơn trượt khi trời mưa, có nước ẩm trên mặt nền;

– Có cường độ chịu lực tác động lớn: Do kết cấu từ bê tông nên sàn mài nhám có khả năng chịu lực tốt, bền bỉ, hạn chế được việc sửa chữa do xuống cấp;

– Thời gian thi công nhanh – Chi phí rẻ: Do vậy mà người chủ công trình có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí đầu tư khi xây dựng;

– Phù hợp khi thi công ở các khu vực có diện tích lớn: Đây là điều khó có loại sàn gạch nào đáp ứng được bởi rất tốn kém chi phí và mất nhiều thời gian để hoàn thành.

Sàn bê tông mài nhám: Ưu nhược điểm và cách thi công
Ưu điểm của nền bê tông mài nhám

Nhược điểm của sàn bê tông mài nhám

Bên cạnh những ưu điểm để đáp ứng nhu cầu sử dụng tại công trình trên, loại sàn mài nhám này cũng còn tồn tại một số nhược điểm như:

– Tiêu tốn thời gian và công sức: Tuy thời gian thi công nhanh nhưng quá trình làm bê tông mài nhám đòi hỏi sự tỉ mỉ, quy trình thi công phức tạp và mất nhiều thời gian;

– Cần có kinh nghiệm và kỹ thuật: Việc mài nhám bê tông yêu cầu người thợ xây dựng phải am hiểu sâu về kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế để đạt được kết quả tốt nhất. Nếu không thi công đúng cách có thể dẫn đến việc hư hỏng bề mặt hoặc không đạt được kết quả đáng mong đợi;

– Độ bền có thể bị ảnh hưởng: Trong quá trình mài nhám bê tông có thể làm giảm độ bền của mặt nền. Đặc biệt, nếu không đảm bảo quá trình bảo dưỡng, bảo trì thích hợp sẽ dẫn đến việc nền nhà nhanh bị xuống cấp sau khi hoàn thành.

Mặc dù còn sở hữu một số nhược điểm như vậy nhưng nền bê tông mài nhám vẫn là loại sàn được nhiều khách hàng lựa chọn. Chỉ cần thực hiện đúng cách thì việc mài nhám bê tông có thể tạo ra bề mặt nền bền bỉ và có tính thẩm mỹ cao.

Quy trình thi công sàn bê tông mài nhám chất lượng

Để đảm bảo mặt nền sau thi công có tính thẩm mỹ, bền bỉ thì bạn cần thực hiện quy trình làm sàn bê tông mài nhám theo trình tự được hướng dẫn dưới đây. Tuy nhiên, bạn nên sở hữu cho mình những kinh nghiệm hoặc kỹ thuật về công nghệ này trước khi bắt tay vào làm để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Sàn bê tông mài nhám: Ưu nhược điểm và cách thi công
Hướng dẫn quy trình thi công nền bê tông mài nhám

Quy trình thi công sàn bê tông mài nhám được thực hiện qua 07 bước:

Bước 1: Khảo sát và đánh giá tình trạng bề mặt sàn

Để đảm bảo bề mặt sàn tốt nhất, trước khi thi công, bạn cần kiểm tra tình trạng cụ thể của sàn: mới hay cũ, đã được thi công biện pháp hoàn thiện nào chưa? độ cứng của bê tông (giao động từ 250-400 mac).

Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng để thi công

Tiến hành loại bỏ lớp phủ hiện tại như epoxy, keo, lớp phủ hóa chất và làm phẳng các vị trí gồ ghề. Sử dụng máy mài đĩa hợp kim 30 grit để tiến hành mài phẳng. Thực hiện trám trét, sửa chữa những vết nứt hoặc lỗ hổng lớn trên bề mặt.

Bước 3: Tiến hành mài sàn

Sử dụng máy mài bê tông kết hợp với đĩa mài hợp kim 50 grit để mài thông tạo độ phẳng cho mặt sàn. Sử dụng đầu đĩa kim cương 100 grit và tăng lên 150 grit khi cần thiết. Độ phẳng của sàn tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế. Tiếp tục mài nhẵn đến khi lộ phần cốt liệu bê tông.

Tiến hành phun hóa chất thẩm thấu lên bề mặt nền nhằm lấp đầy các lỗ rỗng của bê tông và tăng độ cứng, hạn chế vết rạn nứt về sau. Sử dụng máy mài với đầu đĩa kim cương 200 grit để mài tinh và tăng lên các đầu số cao hơn từ 400, 800….

Bước 4: Sử dụng hóa chất tăng cứng phun lên bề mặt

Sau khi thức hiện mài thô ban đầu, tiến hành phủ một lớp hóa chất và bê tông gốc nhằm làm cứng bê tông, củng cố và tăng mật độ bề mặt. Từ đó, nâng cao khả năng chống mài mòn, chịu va đập và chống trầy xước cho nền nhà.

Bước 5: Tiếp tục đánh bóng nền với đĩa kim cương

Chờ khoảng 30 phút để hóa chất ngấm vào bê tông. Sau khi bề mặt khô, tiến hành đánh bóng bề mặt sàn với máy mài sàn dùng đĩa kim cương 400 grit. Tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế, trong trường hợp cần độ bóng cao hơn thì tiếp tục đánh bóng sàn bê tông bằng các đầu số cao hơn từ 1200, 1500…

Bước 6: Phủ hóa chất bảo vệ bề mặt nền

Khi bề mặt nền đạt độ bóng theo yêu cầu, bạn có thể phủ thêm một lớp hóa chất bảo vệ bề mặt sàn, để giúp tăng độ bóng và chống bám bụi và rêu mốc xuất hiện.

Bước 7: Hoàn thiện thi công

Khi đạt được độ phẳng và bóng nhất định, để nâng cao chất lượng mặt nền bạn tiến hành đánh bóng thêm với đĩa kim cương 800 grit, sau đó phủ thêm một lớp mỏng hóa chất và đánh bóng với đĩa kim cương 1500 hoặc 3000 grit.

Trên đây là toàn bộ thông tin tìm hiểu về sàn bê tông mài nhám là gì? Những ưu nhược điểm và cách thi công loại nền này. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã sở hữu cho mình những kiến thức cần thiết khi xây dựng nền bê tông. Trong trường hợp bạn không nắm rõ quy trình thi công thì hãy liên hệ đến các đơn vị xây dựng, thầu thi công để được hướng dẫn chi tiết nhất.

 

Tin tức khác

Tìm hiểu quy trình xây nhà cấp 4 đúng chuẩn kỹ thuật
Tìm hiểu quy trình xây nhà cấp 4 đúng chuẩn kỹ thuật

Trong văn hóa của người Việt Nam, nhà cấp 4 được xem là mẫu nhà phổ biến và được nhiều người lựa chọn khi có nhu cầu xây dựng nhà ở hoặc công trình cho thuê, kinh doanh. Hiện nay, các quy trình xây nhà cấp 4 đạt chuẩn kỹ thuật ngày càng được nhiều […]

Hướng dẫn quy định xây nhà trên đất thổ cư
Hướng dẫn quy định xây nhà trên đất thổ cư

Trước khi xây dựng nhà ở, chủ nhà cần tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến pháp luật để đảm bảo quá trình xây dựng không bị ảnh hưởng hay bị xử phạt do làm trái quy định. Trong đó, các quy định xây nhà trên đất thổ cư là một trong những […]

Hướng dẫn quy trình xây nhà từ móng đến mái
Hướng dẫn quy trình xây nhà từ móng đến mái

Hiện nay, nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng tăng cao, do vậy có rất nhiều người  tìm hiểu về quy trình xây nhà từ móng đến mái để có thể nghiệm thu công trình. Vậy, quy trình xây dựng nhà ở gồm các bước chính nào? Cùng Minh Long tìm hiểu chi tiết […]

7 kinh nghiệm xây nhà lần đầu không nên bỏ qua
7 kinh nghiệm xây nhà lần đầu không nên bỏ qua

Không phải đơn vị thi công nào cũng chia sẻ cho bạn về những kinh nghiệm xây nhà lần đầu quan trọng. Vậy, làm thế nào để xây nhà khoa học, chất lượng mà tuổi thọ sử dụng có thể lên đến vài chục năm và có thể tối ưu chi phí nhất. Trong bài […]

10 kỹ thuật xây bể bơi quan trọng và không thể thiếu khi làm hồ bơi
10 kỹ thuật xây bể bơi, đảm bảo chính xác cho người mới bắt đầu

Để có một bể bơi hoạt động hiệu quả, an toàn và đáp ứng nhu cầu bơi lội dùng cho gia đình hay kinh doanh thì đều cần đáp ứng các kỹ thuật xây bể bơi chính xác. Trong bài viết dưới đây, cùng Minh Long tìm hiểu về quy trình xây bể bơi và […]

Hướng dẫn kỹ thuật xây nhà cấp 4 từ móng đến mái nhà
Hướng dẫn kỹ thuật xây nhà cấp 4 từ móng đến mái nhà

Kỹ thuật xây nhà cấp 4 là quy định được nhiều chủ nhà tìm hiểu để đảm bảo nắm rõ các công đoạn và nghiệm thu sau khi hoàn thành công trình dễ dàng. Nhà cấp 4 là loại nhà ở 1 tầng thường có diện tích dưới 1000m2 và có chiều cao dưới 6m. […]

Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433
Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433