Tìm hiểu quy trình xây nhà cấp 4 đúng chuẩn kỹ thuật
Trong văn hóa của người Việt Nam, nhà cấp 4 được xem là mẫu nhà phổ biến và được nhiều người lựa chọn khi có nhu cầu xây dựng nhà ở hoặc công trình cho thuê, kinh doanh. Hiện nay, các quy trình xây nhà cấp 4 đạt chuẩn kỹ thuật ngày càng được nhiều người quan tâm để đảm bảo thợ thi công chất lượng nhất. Trong bài viết dưới đây, cùng Minh Long tìm hiểu quy trình và những kinh nghiệm cần biết khi xây nhà cấp 4 nhé.
Để xây dựng được một ngôi nhà cấp 4, chủ nhà cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ những bước đầu tiên trước khi khởi công đến các thủ tục pháp lý, xem phong thủy, hướng nhà, thời gian thi công, tuổi hợp xây nhà,… cũng như chuẩn bị tài chính tốt nhất. Sau khi đã nắm rõ các quy trình xây nhà cấp 4 đúng chuẩn kỹ thuật sẽ giúp chủ nhà dễ dàng giám sát, nghiệm thu được chất lượng trong quá trình đơn vị thầu thi công.
Bạn đang xem: Tìm hiểu quy trình xây nhà cấp 4 đúng chuẩn kỹ thuật
1. Hướng dẫn quy trình xây nhà cấp 4
Bước 1: Chuẩn bị chi phí xây nhà cấp 4
Với một ngôi nhà cấp 4 với 02 phòng ngủ có diện tích từ 80 – 100m2 thì khoản ngân sách dự trù sẽ tầm khoảng 500 – 600 triệu đồng. Trong trường hợp chưa chuẩn bị đất xây nhà thì bạn sẽ phải chuẩn bị thêm từ 800 triệu – 3 tỷ đồng, tùy theo khu vực, diện tích và khả năng kinh doanh sẽ có mức giá đất khác nhau, để mua đất xây nhà.
Bước 2: Chuẩn bị nền đất xây nhà
Để xây được ngôi nhà theo mong muốn thì lựa chọn nền đất xây nhà là điều vô cùng quan trọng. Nếu xây nhà trên nền đất có sẵn thì bạn sẽ tiết kiệm được “kha khá” chi phí mua đất và chuẩn bị. Nhưng nếu bạn chưa có nền đất thì sẽ phải dự trù thêm một khoản kinh phí lớn để mua đất.
Với các ngôi nhà cấp 4 thường có diện tích không quá rộng nên bạn nên ưu tiên những mảnh đất có chi phí dao động từ 600 – 800 triệu đồng (tùy khu vực). Vì thế, trước khi tiến hành xây nhà cấp 4, bạn phải tự lên kế hoạch cho các khoản chi phí cần thiết và phù hợp với khả năng của mình nhé.
Bước 3: Xác định nhu cầu sử dụng và phương án thiết kế nhà cấp 4
Trong quy trình xây nhà cấp 4 chắc chắn không thể bỏ qua bước xác định nhu cầu sử dụng và phương án thiết kế nhà. Nhiều người cho rằng, nhà cấp đơn giản nên không cần phải chuẩn bị bản vẽ thiết kế. Tuy nhiên, so với sự đơn giản hoặc thẩm mỹ thì mọi kết cấu kiến trúc đều phải được thực hiện theo đúng tỷ lệ để đảm bảo độ an toàn cũng như tính bền vững của ngôi nhà.
Ngoài ra, chủ nhà cũng cần xác định rõ cách bố trí không gian, các phòng sao cho phù hợp và đảm bảo được tính tiện ích, đáp ứng nhu cầu sử dụng. Việc chuẩn bị bản vẽ thiết kế cũng giúp chủ nhà tránh được những lỗi quan trọng về kỹ thuật khi xây, từ đó hạn chế được các chi phí phát sinh và đảm bảo tiến độ thi công.
Bước 4: Chuẩn bị vật liệu, vật tư xây dựng cần thiết
Sau khi đã chuẩn bị phương án thiết kế và thống nhất phong cách của ngôi nhà, dưới sự tư vấn của đơn vị thi công hoặc kiến trúc sư mà chủ nhà sẽ xác định được các vật tư, vật liệu cần chuẩn bị.
Điều quan trọng ở bước này là chủ nhà cần có kế hoạch lựa chọn vật tư từ các đơn vị cung cấp uy tín, có chất lượng tốt và xác định số lượng vật tư cần cho việc xây nhà cấp 4.
Bước 5: Lựa chọn đơn vị thi công uy tín
Xem thêm : Hướng dẫn bảo dưỡng máy đầm cóc đúng cách nhất
Với những ngôi nhà cấp 4 đơn giản thì chủ nhà thường ưu tiên lựa chọn các đội thi công được người quen, bạn bè giới thiệu. Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo đơn vị thi công uy tín, đã có kinh nghiệm dày dặn, đảm bảo việc bảo trì, sửa chữa về sau khi cần thiết.
Đặc biệt, chi phí xây dựng cần được báo giá cụ thể và rõ ràng. Cần chú ý thêm các yếu tố như vật tư sử dụng, thời gian thi công và các hạng mục mà đơn vị thầu thực hiện để tránh phát sinh tranh chấp không đáng có về sau.
Bước 6: Tiến hành xây nhà cấp 4
Sau khi đã hoàn thành các bước chuẩn bị trong quy trình xây nhà cấp 4 thì tiếp theo là công việc của đơn vị thi công. Trong quá trình này, bạn cần chủ động giám sát, kiểm tra và nghiệm thu các hạng mục để tránh thợ xây dựng làm ẩu hay chậm tiến độ.
Các kỹ thuật và quy trình xây nhà từ móng đến mái đã được chúng tôi chia sẻ tại các bài viết trước. Bạn đọc có thể tham khảo thêm về kỹ thuật xây nhà cấp 4 tại website nhé.
2. Thủ tục pháp lý cần biết khi xây nhà cấp 4
Bên cạnh việc nắm rõ về quy trình xây nhà cấp 4, bạn đọc cần tìm hiểu rõ hơn về các thủ tục pháp lý cần thiết để tránh việc bị xử phạt, chậm tiến độ thi công hoặc thậm chí là phải ngừng hoạt động xây dựng nhé.
Việc nắm rõ các thủ tục pháp lý cần thiết khi xây nhà cấp 4 sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình xây nhà, giám sát thi công và đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Và để xây nhà cấp 4 thì bạn cần phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền mới có thể tiến hành khởi công được.
Một số vấn đề bạn cần nắm rõ gồm:
– Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng như thế nào?
– Xin cấp giấy phép xây dựng ở đâu?
Xem thêm : Cách bảo dưỡng máy cắt sắt xây dựng giúp máy bền lâu
– Lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng nhà cấp 4?
Sau đó, chủ nhà cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết và nộp đến UBND cấp xã, quận, huyện, thị trấn nơi xây nhà cấp 4 để được cấp giấy phép xây dựng.
Việc tìm hiểu các thủ tục pháp lý và kiến trúc khi xây nhà cấp 4 và kiến thức về quy trình xây nhà cấp 4 sẽ giúp việc xây nhà của bạn suôn sẻ và an toàn hơn. Đồng thời sẽ giúp chủ nhà lựa chọn được vật tư, thiết kế phù hợp và áp dụng các biện pháp an toàn vào quá trình thi công.
Lưu ý, trước khi xây nhà, bạn cần phải đáp ứng các điều kiện sau để xin giấy cấp phép xây dựng:
– Phù hợp mục đích sử dụng đất theo quy hoạch;
– Bản vẽ thiết kế phù hợp;
– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
Trên đây là toàn bộ thông tin tìm hiểu về quy trình xây nhà cấp 4 đúng chuẩn kỹ thuật nhất. Hy vọng với những nội dung ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các thủ tục pháp lý, kỹ thuật và quy trình xây nhà đúng quy chuẩn nhất nhé.
Trang chủ: https://tongkhomayxaydung.vn