Sàn bê tông đá mài: Ưu nhược điểm, cách thi công và những lưu ý quan trọng
Sàn bê tông đá mài là vật liệu xây dựng được đánh giá cao về chất lượng và thích hợp khi sử dụng tại các khu vực có mặt bằng lớn. Thi công loại sàn này giúp người chủ công trình tiết kiệm được chi phí lớn bởi giá thành rẻ hơn so với các loại sàn đá khác. Vậy, sàn bê tông đá mài là gì? Những ưu nhược điểm, cách thi công và những lưu ý quan trọng khi thi công loại sàn bạn cần thiết sẽ được giới thiệu trong bài chia sẻ dưới đây của Minh Long nhé.
Sàn bê tông đá mài là gì?
Bê tông đá mài là loại hỗn hợp được tạo từ bê tông tươi với hạt đá granite siêu nhỏ. Tất cả được đổ vào khuôn, trộn đều rồi tiến hành đánh bóng, mài nhẵn và phủ thêm 1 lớp bảo vệ bề mặt.
Bạn đang xem: Sàn bê tông đá mài: Ưu nhược điểm, cách thi công và những lưu ý quan trọng
Khi thi công, những người thợ sẽ sử dụng máy mài chuyên dụng để tiến hành đánh bóng. Tiếp đó, họ dùng đĩa mài mòn kim cương để mài bề mặt bê tông giúp chúng trở nên bóng, láng đạt chuẩn. Lúc này, bề mặt sàn sẽ được gọi là sàn bê tông đá mài.
Nhờ có độ cứng và khả năng mài mòn hiệu quả, nền bê tông đá mài sẽ sở hữu độ nhẵn mịn và bóng loáng. Tùy theo mong muốn của chủ đầu tư, đơn vị thi công, chủ nhà mà người thợ sẽ tiến hành điều chỉnh mức độ bóng của sàn bê tông sao cho phù hợp với yêu cầu thiết kế.
Người ta thường sử dụng loại sàn này trong phòng bếp, phòng khách, phòng tắm, nhà xe hay tại các trung tâm thương mại. Ngoài ra, loại vật liệu bê tông mài cũng được dùng để trang trí tường nhà, cách điệu cho kệ, ghế, bồn rửa mặt, bồn tắm,..Nền bê tông đá mài được đánh giá là loại sàn có chất lượng cao, phù hợp khi sử dụng tại những khu vực có mặt bằng lớn và có mức giá thành rẻ hơn so với các loại đá lát sàn khác.
Ưu điểm nổi bật của sàn bê tông đá mài so với vật liệu khác
Sàn bê tông mài đá đang là một trong những hình thức được nhiều nhà đầu tư, chủ công trình quan tâm. Đặc biệt với các công trình xây dựng lớn thì nền đá mài rất được ưa chuộng bởi nhiều ưu điểm nổi bật như độ cứng tốt, tính thẩm mỹ cao, màu sắc đa dạng, hiệu quả khi sử dụng, chi phí rẻ,…
Nếu so sánh với các loại sàn được thi công bằng vật liệu ốp lát khác thì sàn đá mài không hẳn nổi bật hơn nhưng vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho các đơn vị thi công. Cùng xem chi tiết hơn về các ưu điểm nổi bật của sàn đá mài nhé:
Cứng cáp, chắc chắn
Thông thường, sàn nhà, tường nhà thường làm từ các vật liệu khác rất dễ bị mài mòn, rạn nứt hoặc hư hại. Nhưng với nền bê tông đá mài, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi chúng đã được xử lý bằng Lithium silicate tại xưởng và tăng độ cứng thêm 50% so với bê tông thường. Mặt sàn nhà sẽ được bảo vệ tối đa, hạn chế được sự co rút và đứt gãy. Nếu vệ sinh tốt thì loại sàn này có thể sử dụng vài thập kỷ mà không có dấu hiệu hao mòn.
Có tính thẩm mỹ cao
Sàn nhà có bề mặt nhẵn bóng, láng mịn và phản quang sẽ khiến công trình sáng sủa, bắt mắt hơn. Khi lựa chọn loại vật liệu này, bạn sẽ không phải lo về hiện tượng rỗ xốp như bê tông thông thường. Công trình sau hoàn thành sẽ khoác lên vẻ đẹp hiện đại và có tính thẩm mỹ cao.
Ngoài ra, sàn đá mài còn sở hữu kích thước, kiểu dáng và màu sắc đa dạng. Bạn có thể lựa chọn khối dạng vuông hoặc chữ nhật để dễ đẽo gọt và cách điệu. Kết hợp chúng với đá cuội hay lớp sơn sẽ giúp công trình của bạn sở hữu vẻ tươi tắn hơn.
Dễ dàng vệ sinh, bảo trì
Nhờ có lớp Lithium silicate mà sàn/tường bê tông đá mài có thể chống thấm nước, dầu hơn hoặc bất kỳ loại hóa chất khác. Mặt nền, tường nhà cũng ít bị bám bụi bẩn hơn và dễ dàng lau chùi, vệ sinh, bảo trì khi cần thiết.
Không để lại vết bánh xe
Xem thêm : Hướng dẫn bảo dưỡng máy bẻ đai sắt đúng cách nhất
Đây là yếu tố quan trọng giúp sàn đá mài được ưu tiên lựa chọn khi làm gara, tầng hầm,… Bề mặt trơn láng, mịn màng sẽ giúp các phương tiện dễ dàng di chuyển và hạn chế để lại vết bánh xe trên bề mặt.
Tiết kiệm chi phí
Chi phí thi công nền đá mài rẻ hơn rất nhiều so với các loại vật liệu lát sàn khác như đá, gỗ, cẩm thạch,… Ngoài ra, bạn còn có thể tiết kiệm được chi phí bảo trì, vệ sinh mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.
Nhược điểm của sàn bê tông đá mài
Bên cạnh những ưu điểm, lợi ích mà sàn đá mài mang lại cho người dùng và công trình thì loại vật liệu này còn tồn tại một số những điểm hạn chế sau:
– Tính chất cứng và lạnh: Vào mùa đông bạn sẽ phải dùng thêm thảm lông hoặc thảm dệt, mút xốp để mang lại sự ấm áp.
– Nếu xuất hiện các vết nứt nhỏ và không được sửa chữa kịp thời thì chúng sẽ lớn dần theo thời gian.
– Dễ dàng trơn trượt khi đi lại nếu bị ướt.
Tuy nhiên, những nhược điểm này có thể khắc phục được bằng các biện pháp thi công khác. Do vậy, nền bê tông đá mài vẫn là một trong những lựa chọn hoàn hảo cho kiến trúc công trình.
Những nguyên liệu cần khi làm sàn bê tông đá mài
Là một trong những vật liệu tốt nhất dành cho việc thi công ốp lát công trình xây dựng, sàn đá mài đang được nhiều đơn vị quan tâm. Chính vì thế, quá trình, nguyên liệu cần để hình thành bê tông đá mài được nhiều người tìm hiểu.
Thực chất, việc làm nên sàn đá mài cũng không khác so với việc trộn bê tông thông thường. Nguyên liệu cần khi làm sàn bê tông đá mài gồm bột đá, hạt đá, chất tạo màu, chất phụ gia, xi măng và cát sỏi.
Sau khi chuẩn bị nguyên liệu cần thiết, hãy tiến hành pha trộn các nguyên liệu theo tỷ lệ nhất định. Khi đã trộn đều nguyên liệu thì đổ chúng vào khuôn theo kích thước lớn nhỏ (tùy vào nhu cầu sử dụng). Khi đã đổ xong thì đợi bê tông có độ cứng ổn định mới tiến hành tháo khuôn. Bạn cần tưới nước thường xuyên để bê tông mài đạt độ cứng theo tiêu chuẩn.
Hướng dẫn cách thi công sàn bê tông đá mài
Hiện nay, việc sử dụng sàn bê tông đá mài đang trở thành trào lưu và được nhiều người lựa chọn bởi khả năng phù hợp với nhiều loại công trình xây dựng lớn nhỏ khác nhau. Để có thể thi công làm sàn đá mài đúng cách, ngoài các nguyên liệu cần đã được hướng dẫn ở trên thì bạn cũng phải chuẩn bị máy mài và đĩa mài kim cương chuyên dụng.
Xem thêm : Tìm hiểu quy trình xây nhà cấp 4 đúng chuẩn kỹ thuật
Khi đã chuẩn bị đầy đủ vật liệu và dụng cụ cần thiết, các bạn hãy thi công sàn bê tông đá mài theo các hướng dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị và vệ sinh mặt phẳng đổ bê tông đá mài. Dọn sạch chất bẩn và tẩy các vết gồ ghề trên bề mặt để tăng tính hiệu quả khi thi công.
Bước 2: Trộn hỗn hợp nguyên liệu làm bê tông đá mài theo hướng dẫn (phần trên).
Bước 3: Đổ vữa bê tông đá mài lên bề mặt đã chuẩn bị.
Bước 4: Đợi lớp vữa bê tông vừa đổ đạt độ cứng vừa phải thì đổ tiếp lớp nguyên liệu lên bề mặt và cán phẳng theo tỷ lệ được vạch sẵn trước đó.
Bước 5: Sau khi cán xong phải tiến hành dưỡng bề mặt sàn bê tông đá mài thường xuyên để lớp cốt đạt được độ cứng.
Bước 6: Tiến hành mài thô mặt sàn bằng máy và đĩa mài chuyên dụng sau khi bê tông đạt độ cứng. Việc này nhằm tạo độ bằng phẳng tốt nhất cho mặt sàn nhà.
Bước 7: Tưới lên mặt sàn bê tông đá mài đã được mài thô một lớp dưỡng để đảm bảo che lấp đi các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt sàn và tiếp tục sử dụng đĩa mài chuyên dụng để mài bóng mặt sàn.
Bước 8: Phủ lớp hóa chất bảo vệ trên bề mặt sàn để tăng độ cứng và hoàn thiện công trình.
Trên đây là toàn bộ thông tin tìm hiểu về sàn bê tông đá mài là gì cùng ưu nhược điểm, cách thi công và nguyên liệu cần chuẩn bị. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã nắm rõ cách thi công làm sàn đá mài chính xác. Trong trường hợp bạn không có kinh nghiệm, hãy liên hệ với các đơn vị thi công, nhận thầu xây dựng để được hướng dẫn chi tiết nhất nhé.
Trang chủ: https://tongkhomayxaydung.vn