Đầm nền là gì? Hướng dẫn cách đầm nền nhà đúng kỹ thuật nhất
Đầm nền nhà là một trong những công đoạn vô cùng quan trọng khi thi công xây dựng công trình bởi nó ảnh hưởng đến kết cấu và khả năng chịu tải của công trình. Để tìm hiểu rõ hơn về đầm nền là gì và cách đầm nền đúng kỹ thuật, xem ngay trong bài viết dưới đây cùng Minh Long nhé.
Đầm nền là gì?
Đầm nền là quá trình làm chặt đất trên bề mặt để tạo độ nén và đảm bảo độ vững chắc cho nền nhà. Tùy vào vật liệu đắp nền nhà mà người thợ xây dựng sẽ có những phương pháp đầm phù hợp. Việc đầm nền phải được thực hiện kỹ càng vì đầm càng chắc chắn, đúng kỹ thuật thì công trình càng bền vững và không xảy ra hiện tượng sụt lún, nghiêng, vỡ nền nhà. Công đoạn này càng quan trọng khi thi công xây nhà biệt thự, chung cư, tòa nhà cao tầng,…
Bạn đang xem: Đầm nền là gì? Hướng dẫn cách đầm nền nhà đúng kỹ thuật nhất
Ngoài ra, người thợ xây dựng cần hạn chế đắp nền nhà bằng các chất liệu như đất sét, đất xốp,… Bởi các loại đất này có khả năng hút nước kém hoặc quá xốp dẫn đến việc chịu lực kém. Việc sử dụng các loại đất này khi đắp nền nhà dễ dẫn đến tình trạng nhà lún hoặc nghiêng đổ.
Hướng dẫn cách đầm nền nhà đúng kỹ thuật, hiệu quả
Hiện nay, có nhiều cách đầm nền nhà được dùng phổ biến trong các công trình dân dụng như đầm lăn, đầm nện, đầm rung, đầm cóc,.. Trong đó, các phương pháp đầm nền bằng cách sử dụng thiết bị xây dựng đang được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, tùy vào quy mô, kết cấu công trình, diện tích mà có phương pháp đầm nền phù hợp.
Đầm nện nền nhà
Là cách đầm nền nhà sử dụng động năng của vật rơi tác động lực lớn lên mặt nền. Thời gian tác động trực tiếp lên nền ngắn nhưng ảnh hưởng lớn tới kết cấu đất nền. Phương pháp này có thể thực hiện thủ công hoặc sử dụng máy móc hỗ trợ.
– Đầm thủ công: Người xây dựng sử dụng đầm bằng gỗ, đầm bê tông, đầm ngang (nặng 8-10kg) hiệu quả nhưng có năng suất thấp. Đây là cách đầm nền dùng sức người để liên tục tạo ra lực đầm xuống nền nhà do vậy tính hiệu quả và năng suất không cao.
– Sử dụng máy đầm cóc: Máy đầm cóc là máy đầm sử dụng lực đầm từ máy nặng từ 1-2 tấn và liên tục tác động lực xuống nền nhà. Với các dòng máy đầm cóc chính hãng, người dùng có thể làm việc liên tục trong nhiều giờ đồng hồ và đảm bảo được chất lượng công trình bền chặt.
Hướng dẫn kỹ thuật đầm nện hiệu quả:
– Thực hiện đầm từ 2 phía của mặt nền rồi dồn vào giữa;
– Nên thực hiện đầm nhẹ hơn bằng cách giảm chiều cao khi nâng đầm (đối với phương pháp thủ công);
– Sau khi kết thúc đầm nện, sẽ tạo ra được lớp đất dày khoảng 15cm ở trạng thái tơi xốp. Khi đó, bạn cần đầm lại bằng lực nhẹ hơn;
– Khi đầm nền trong điều kiện khó khăn, chật hẹp hãy sử dụng các loại máy đầm nền có công suất lớn để đảm bảo sự chắc chắn cho mặt nền.
Đầm lăn
Đầm lăn là kỹ thuật đầm nền sử dụng các loại lu bánh cứng trơn (tạo bề mặt nhẵn), lu chăn cừu (tạo bề mặt chân cừu), lu bánh lớp để tiến hành làm phẳng nền đất đá.
Lu bánh cứng là loại đầm đơn giản nhất, có thể kéo theo hoặc tự hoạt động. Qua nắp gia tải có thể đổ đất hoặc nước vào trong quả lăn để tăng áp lực đầm. Sau khi đầm lớp đất phía dưới, lớp đất phía trên có xu hướng cứng lại làm ảnh hưởng đến lực đầm tác dụng xuống dưới. Do đó, chiều dày lớp đất nền khi sử dụng phương pháp đầm lăn không nên vượt quá 15-20cm.
Xem thêm : [Tìm hiểu] Công suất máy đánh bóng sàn bê tông là bao nhiêu?
Các loại lu chân cừu hay lu bánh lốp là các phương pháp hiện nay không còn được ưa chuộng và sử dụng. Bởi tính hiệu quả không cao và năng suất thấp.
Đầm rung
Đầm rung là loại đầm với lực rung tác động trực tiếp lên bề mặt nền nhà. Các loại máy đầm rung như máy đầm chày, máy đầm cóc,… đều sử dụng lực rung để tác động trực tiếp lên kết cấu nền. Ngoài khả năng làm đầm nền đất đá, các loại máy đầm dùi còn được sử dụng lực rung để làm chặt hỗn hợp bê tông.
Lưu ý, khi sử dụng kỹ thuật đầm rung thì cần đảm bảo độ ẩm của đất phải lớn hơn so với các loại đầm nền khác.
Hướng dẫn cách đầm nền móng nhà bằng máy đầm cóc
Máy đầm cóc là công cụ được sử dụng phổ biến tại các công trình và được dùng để làm đầm nền đất đá. Khi sử dụng thiết bị này, công việc làm nền móng trong thi công sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Máy đầm cóc sẽ thực hiện khả năng tốt khả năng đầm nền của mình với độ dày sàn khoảng 10-15cm. Tức là sau khi bạn đổ lớp đất dày khoảng 15cm thì cần sử dụng máy đầm cóc để tiến hành đầm đến khi mặt phẳng chặt, có tính rắn.
Để kiểm tra nền đất đã được nén chặt hay chưa, bạn có thể cầm một nắm đất trên tay và xem nó có bị vỡ vụn hay chảy nước không. Nếu không bị vỡ vụn hoặc chảy nước nghĩa là nền đất đã đạt trạng thái rắn.
Trong quá trình đầm nền, cần tuân thủ đúng theo nguyên tắc vận hành máy được nhà sản xuất hướng dẫn. Các nguyên tắc như kiểm tra, sử dụng máy đúng mục đích cấu tạo và điều chỉnh máy trong khung hợp lý. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường khi sử dụng máy đầm cóc, hãy ngắt động cơ máy và hỏi ý kiến của những người có kinh nghiệm. Trong trường hợp máy xảy ra sự cố, hãy đưa máy đầm cóc đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra và bảo trì máy.
Hướng dẫn quy trình đầm nền cát
Trong thực tế, hầu hết lớp đất được sử dụng làm nền là cát. Do vậy các phương pháp thường sử dụng khi đầm nền cát cần chú ý như bơm nước đầm nền nhà, làm phẳng bề mặt cát, sử dụng công cụ để tiến hành làm nén bề mặt nền,… Tùy thuộc vào quy mô và diện tích sử dụng mà người thợ xây dựng có thể xem xét các kỹ thuật khi thực hiện. Tuy nhiên, về cơ bản, khi đầm nền cát nên thực hiện theo quy trình dưới đây:
Trước khi thực hiện, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ như:
– Vòi tưới nước;
– Chổi quét;
– Cào;
– Găng tay.
Bước 1: Dùng cào để làm phẳng bề mặt cát
Sau khi đã đổ cát để làm nền nhà, bạn nên sử dụng cào để làm phẳng bề mặt nền sao cho lớp cát đã được xử lý mịn, phẳng. Khi thực hiện, bạn có thể dùng cào chổi, cào cúi hoặc mặt sau của cào. Chú ý loại bỏ các mảnh vụn đá, sỏi tìm thấy trên mặt đất.
Bước 2: Bơm nước đầm nền móng nhà
Xem thêm : Cách làm nền nhà chống nồm trong thi công và khi sử dụng hiệu quả
Sử dụng vòi nước phun nhẹ nhàng hoặc để nước chảy chậm cho đến khi nước bắt đầu không thoát được và chảy trên bề mặt. Bạn cũng có thể sử dụng vòi nước kết hợp với dụng cụ chuyên dụng sau đó cắm sâu xuống lòng đất để phun nước với áp suất thấp.
Đất, cát sẽ được nước lấp đầy trong không gian mặt nền, không khí sẽ bị đẩy lên và các lớp cát sẽ được lắng xuống. Đây là công đoạn quan trọng không thể bỏ qua khi tiến hành đầm nền móng nhà.
Bước 3: Tiếp tục bơm nước vào lớp cát làm nền
Sau khi đã bơm nước trong khoảng 1 giờ, hãy tắt nước và để nước thoát bớt đi. Sau khi nước thoát hết thì tiếp tục bơm nước đến khi có nước chảy trên bề mặt. Tiếp tục chờ nước ngấm xuống đất rồi lại bơm nước vào. Lặp đi lặp lại quá trình này nhiều lần cho đến khi thấy tốc độ ngấm nước không còn nhanh nữa.
Khi đó lớp nền của bạn đã được nén chặt. Bạn có thể sử dụng các công cụ để tiến hành làm đầm nền cát.
Bước 4: Tiến hành đầm nền cát
Bạn có thể sử dụng con lăn hoặc búa cao su dạng to để làm nén mặt nền. Nếu diện tích đầm nền rộng thì nên ưu tiên sử dụng các loại máy đầm nền đất để tiến hành làm chặt nền hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Những lưu ý khi đầm nền là gì?
Trong quá trình thực hiện hoạt động đầm nền nhà, người thợ xây dựng cần chú ý đến một số điểm sau:
Lựa đầm nền nhà
Cho dù bạn sử dụng các phương pháp đầm tĩnh hay đầm động cũng cần đảm bảo lớp đất cát bị đầm phải biến dạng vĩnh viễn. Mặt nền không còn đàn hồi và đất được thu nhỏ thể tích, có lực nén chắc. Lực đầm không được vượt quá giới hạn về độ liên kết giữa các phần tử đất cát. Và cũng không được vượt quá độ bền của nó để đảm bảo sự ổn định, bền chắc nhất cho nền móng nhà. Nếu phá vỡ cấu trúc của đất nền thì sẽ để lại những lớp đất hình song sau khi thôi đầm.
Độ ẩm nền đất cát
Độ ẩm của đất nền là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công đoạn đầm nền nhà. Đất cát phải có độ ẩm cân bằng nhất. Trong quá trình đầm nền móng nhà, nếu đất nền quá khô thì bạn cần phải bổ sung nước đầy đủ. Nếu đất cát nền quá ướt thì phải chờ cho đất thoát bớt nước ra mới tiến hành đầm nền móng nhà.
Đắp đất nền
Việc này cần được tiến hành trước khi làm đầm nền nhà. Bạn cần nạo vét hết lớp bùn hoặc đất hữu cơ ở dưới lớp nền. Chiều dày và mức độ nạo vét phải được căn cứ dựa trên địa hình thực tế tại từng địa điểm thi công. Khi tiến hành rải cát làm nền, cần thực hiện từ 2 bên mép rồi đổ dần vào giữa. Chú ý, chỉ được tiếp tục rải lớp đất tiếp theo khi lớp dưới đã đạt được độ nén chặt và bằng phẳng như mong muốn.
Quá trình đầm nền là gì và cách đầm nền móng nhà, đầm nền cát đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của công trình. Đồng thời, mặt sàn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ, độ phẳng của sàn khi thi công vật liệu ốp lát.
Qua những gợi ý ở trên chắc hẳn người thợ xây dựng đã nắm rõ quy trình và kỹ thuật đầm nền đúng cách. Tuy nhiên, dù đã nắm rõ lý thuyết nhưng bạn cũng không nên lựa chọn phương pháp đầm nền thủ công kém năng suất mà hãy lựa chọn các loại máy móc xây dựng để tăng hiệu quả làm việc. Các loại máy đầm nền như máy đầm cóc, máy đầm thước, máy đầm dùi,… đều là những công cụ đắc lực phục vụ công đoạn làm nền nhà khi thi công xây dựng. Để tìm mua được loại máy đầm nền chính hãng, chất lượng, giá tốt hãy đến ngay Tổng kho máy xây dựng Minh Long hoặc liên hệ trực tiếp đến tổng đài theo địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ tư vấn nhé:
Hà Nội: Số 254, Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội – Hotline: 0936.766.266
TPHCM: Số 95 Hà Duy Phiên, Bình Mỹ, Quận Củ Chi, TP Hồ Chí Minh – Hotline: 0915.463.433
Nghệ An: Cầu Cấm QL1, xã Nghi Quang, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An – Hotline: 0961.232.555
Trang chủ: https://tongkhomayxaydung.vn