5 Nguyên nhân khiến sàn bê tông bị võng? Hướng dẫn cách khắc phục triệt để
Sàn bê tông bị võng là vấn đề phổ biến mà nhiều chủ công trình và kiến trúc sư đang gặp phải. Khi sàn nhà bị võng không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình mà còn gây nguy hiểm cho người sử dụng. Để khắc phục tình trạng này thì bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây ra sàn nhà bị võng. Trong bài viết dưới đây, cùng Minh Long tìm hiểu 5 nguyên nhân khiến sàn bê tông bị võng và hướng dẫn cách khắc phục triệt để nhé.
Nguyên nhân khiến sàn bê tông bị võng
Nền nhà bê tông bị võng là tình trạng bề mặt bê tông không được bằng phẳng hoàn toàn và xuất hiện đường cong lồi lõm, gây ra sự dao động, rung lắc hoặc chuyển động khi có tải trọng, áp lực lớn. Hiện tượng này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân, dưới đây là 05 nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng sàn bê tông bị võng.
Bạn đang xem: 5 Nguyên nhân khiến sàn bê tông bị võng? Hướng dẫn cách khắc phục triệt để
Nền móng nhà không đảm bảo
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tượng tượng nền nhà bị võng là nền móng không đủ vững chắc nên khả năng chịu tải trọng kém. Nếu nền móng nhà không được xây dựng đúng kỹ thuật, không đủ sâu hoặc không có khả năng chịu lực thì sàn nhà có thể bị võng.
Nền đất công trình bị sụt lún
Nền đất công trình bị sụt lún cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sàn nhà bị võng, nhất là với các công trình dân dụng, chung cư,… Nền đất không ổn định có thể gây ra sự chuyển động và làm mất tính ổn định của nền nhà.
Thiếu trụ thép chịu lực
Sự thiếu hụt thép chịu lực trong sàn bê tông cũng có thể gây ra hiện tượng sàn bị võng. Thép chịu lực được sử dụng để gia cố và giữ cho sàn bê tông ổn định. Khi thiếu thép chịu lực hoặc thiết kế không đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế thì sẽ làm cho sàn nhà bị võng và ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của công trình.
Tải trọng quá lớn
Nếu nền bê tông chịu tải trọng vượt quá mức được thiết kế chịu tải thì sàn có thể bị võng và không đảm bảo được tính ổn định.
Cốt thép chịu lực không được nắn thẳng
Cốt thép chịu lực trong nền bê tông phải được nắn thẳng để đảm bảo tính ổn định của nền. Nếu cốt thép không nắn thẳng đúng cách hoặc cố định không chắc chắn thì sàn nhà có thể bị võng và mất tính ổn định.
Dấu hiệu nhận biết sàn bê tông bị võng
Xem thêm : Đổ sàn bê tông dày bao nhiêu là hợp lý? Những lưu ý khi đổ sàn bê tông
Nếu bạn thấy công trình của mình xuất hiện một trong những dấu hiệu dưới đây thì cần lưu ý và nhanh chóng sửa chữa để đảm bảo an toàn khi sử dụng:
Rung động: Là một trong những biểu hiện rõ nhất khi sàn bị võng là cảm giác rung động hoặc rung lắc khi bạn đi lại trên sàn. Sàn bê tông nên có tính ổn định và không tạo ra sự rung lắc khi chuyển động trên mặt sàn. Nếu bạn cảm nhận được sự rung động này thì có thể là dấu hiệu của hiện tượng sàn bê tông bị võng.
Nền nhà có độ phẳng không đồng đều: Khi nền nhà bị võng, mặt nền có thể không bằng phẳng và xuất hiện các khe hở hoặc chênh lệch mức độ. Điều này thường xảy ra khi có sự chuyển động và uốn cong mặt nền, gây ra sự không đều mặt phẳng. Từ đó gây ra khó khăn trong việc lắp đặt và sử dụng các vật liệu hoặc thiết bị khác trên nền nhà.
Xuất hiện sự đứt gãy, nứt nẻ: Sàn bê tông bị võng có thể làm xuất hiện các vết nứt và đứt gãy trên bề mặt. Những vết nứt này có thể nhỏ, lớn và có thể ảnh hưởng đến tính ổn định của sàn nhà.
Nền nhà mất cân bằng và lệch hướng: Nếu nền nhà bị võng bạn có thể nhận thấy sự mất cân bằng và lệch hướng khi các vật dụng được đặt trên nền. Ví dụ như cửa sổ, cửa nhà không hoạt động trơn tru hoặc bị kẹt hoặc đồ nội thất không thể đặt trên mặt sàn ổn định, thẳng hàng. Nền bê tông bị võng gây ra sự mất cân bằng và lệch hướng khi làm việc và sinh hoạt.
Suy giảm tính ổn định: Khi nền nhà bị võng, tính ổn định của cả hệ thống sàn và công trình xây dựng có thể bị ảnh hưởng. Nền không đủ khả năng chịu tải trọng có thể gây ra nguy cơ sập đổ hoặc hư hỏng nghiêm trọng. Điều này đặc biệt quan trọng trong các công trình có yêu cầu về khả năng chịu tải trọng cao như nhà xưởng, kho hàng, nhà cao tầng,…
Cảm giác không an toàn: Khi nền nhà bị võng, bạn có thể cảm thấy không an toàn khi đi qua khu vực nền bị võng. Sự không ổn định và dao động của nền có thể làm mất cân bằng, tạo sự bất ổn, cảm khác không an toàn và lo ngại cho người sử dụng.
Như vậy, nếu bạn cảm thấy một trong những dấu hiệu trên, bạn cần kiểm tra và tiến hành khắc phục sàn nhà bị võng để đảm bảo tính an toàn, ổn định cho công trình.
Hướng dẫn cách khắc phục sàn bê tông bị võng triệt để
Xem thêm : Hướng dẫn cách bảo dưỡng máy cắt bê tông đúng cách
Để tiến hành xử lý tình trạng sàn nhà bị võng, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:
Kiểm tra kỹ thuật: Hãy kiểm tra lại thiết kế và các yếu tố kỹ thuật của nền bê tông. Đảm bảo độ dày và khả năng chịu tải đáp ứng yêu cầu, tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng.
Tăng cường kết cầu nền nhà: Nếu sàn bê tông bị yếu thì bạn có thể tăng cường kết cấu bằng cách thêm chất liệu gia cố như cốt thép để tăng độ chắc chắn và tính ổn định.
Sửa chữa và gia cố nền móng: Hãy nhanh chóng sửa chữa, gia cố nền móng để đảm bảo nền bê tông ổn định, chắc chắn và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Sử dụng công nghệ và vật liệu chất lượng khi thi công: Nên lựa chọn các vật liệu chất lượng khi xây dựng để giảm thiểu khả năng sàn bê tông bị võng. Hãy tìm hiểu và sử dụng các phương pháp xây dựng, vật liệu chất lượng để đảm bảo độ bền của sàn nhà.
Tư vấn chuyên gia: Trong trường hợp sàn nhà bị võng nghiêm trọng thì hãy liên hệ đến các đơn vị thi công hoặc kỹ sư xây dựng để được tư vấn và đưa ra giải pháp xử lý phù hợp cho trường hợp cụ thể của bạn.
Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu về 5 nguyên nhân khiến sàn bê tông bị võng và hướng dẫn cách khắc phục triệt để. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc đã nắm rõ cách xử lý sàn nhà khi bị võng chính xác nhé.
Trang chủ: https://tongkhomayxaydung.vn