Quy trình mài sàn bê tông chuẩn nhất khi công bạn cần biết

Quy trình mài sàn bê tông là công đoạn được thực hiện nhằm cải tạo, nâng cấp bề mặt sàn nhà để tăng độ cứng, độ bền và nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình mà không tốn nhiều chi phí. Mài sàn bê tông được dùng phổ biến trong các công trình công nghiệp, dân dụng,,… Vậy, quy trình mài sàn bê tông như thế nào? Cùng Minh Long tìm hiểu về cấp độ mài, độ bóng và các bước thi công chuẩn nhất trong bài dưới đây nhé.

Quy trình mài sàn bê tông là gì?

Mài sàn bê tông hay bê tông mài là quá trình xử lý bề mặt nhờ máy mài sàn bê tông công suất lớn, kết hợp với các loại phụ gia, hóa chất,… Quy trình này đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật chuyên sâu để tạo ra được bề mặt sàn mịn, lộ cát (đá) sáng bóng và giúp công trình bền đẹp hơn.

Máy mài sàn công nghiệp được dùng trong thi công là loại máy mài có chứa nhiều đầu số đĩa mài kim cương đã được ngâm trong hóa chất. Cơ chế hoạt động của chúng tương tự với giấy nhám nhưng đem lại hiệu suất vượt trội và tiết kiệm thời gian thi công hơn. Đặc biệt, trong quá trình thi công cũng hạn chế bụi mịn, đảm bảo an toàn cho người dùng và mang lại bề mặt sàn bê tông có tính thẩm mỹ cao.

Chính vì vậy, quy trình mài sàn bê tông không chỉ cần thiết mà còn được áp dụng phổ biến tại nhiều công trình xây dựng công nghiệp.

Quy trình mài sàn bê tông chuẩn nhất
Quy trình mài sàn bê tông là gì?

Có nên thi công mài sàn bê tông hay không?

Hiện nay, mài sàn bê tông trở thành một trong những giải pháp phổ biến được ứng dụng trong các công trình như nhà xưởng, nhà ở, kho bãi, nhà hàng, quán cafe,… Dưới đây là một số lợi ích khi mài sàn bê tông bạn không nên bỏ qua nhé.

Đảm bảo độ bền đẹp cho công trình

Sàn bê tông thường có khả năng chịu tải thấp, dễ nứt vỡ và không bền bỉ. Đối với mặt nền bê tông sau khi mài sẽ cải thiện được các khuyết điểm này. Sàn bê tông sẽ đạt độ cứng chắc, có khả năng chịu va đập và hạn chế bảo dưỡng tốn kém chi phí.

Tăng tuổi thọ sàn bê tông

Sàn bê tông được mài và làm bóng tăng cứng sẽ có khả năng chống mài mòn hơn, kháng trầy xước và chịu được áp lực lớn từ các hoạt động hàng ngày. Công đoạn mài sàn bê tông có thể duy trì chất lượng sàn từ 5 – 10 năm. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ của sàn bê tông và tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng, sửa chữa trong tương lai.

Tối ưu chi phí thi công, vận hành, bảo trì

So với việc thi công các loại vật liệu khác khi làm sàn như gạch, đá, sàn gỗ, sơn Epoxy,… thì việc mài sàn tông là giải pháp giúp tối ưu chi phí hơn. Bê tông là vật liệu phổ biến tại các công trình, do vậy người chủ thầu, chủ dự án không phải mất thêm chi phí mua các loại vật liệu khác. Quy trình mài sàn bê tông cũng không đòi hỏi phải lắp đặt sàn mới và có thể tiết kiệm được các chi phí mua sắm vật liệu mới.

Ngoài ra, độ bền của sàn bê tông sau khi mài có thể sử dụng lâu dài, không cần bảo trì thường xuyên và dễ vệ sinh khi mài sàn bê tông bóng.

Đạt tính thẩm mỹ cao

Quy trình mài sàn bê tông giúp nền nhà trở nên bền đẹp, loại bỏ được các vết nứt, lỗ hổng và không đồng đều trên nền nhà. Mang lại cho công trình một diện mạo hiện đại, chuyên nghiệp, sang trọng, đặc biệt với các công trình nhà ở, văn phòng, kho bãi, nhà xưởng,…

Chống trơn trượt

Khi mài sàn bê tông, bề mặt bóng loáng nhưng khả năng tạo ma sát tốt hơn so với sàn gạch men, sàn đá thông thường. Từ đó có khả năng chống trơn trượt tốt hơn và dễ dàng vệ sinh khi bẩn.

Quy trình mài sàn bê tông chuẩn nhất
Có nên thi công mài sàn bê tông hay không?

Hướng dẫn quy trình mài sàn bê tông chuẩn nhất

Việc nắm rõ quy trình mài sàn bê tông khi thi công sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, kiểm soát tiến độ, chất lượng, chi phí,… Nếu bạn đang có ý định mài sàn bê tông đừng bỏ qua các bước được hướng dẫn sau:

Bước 1: Khảo sát nền bê tông trước khi mài

Để tiến hành mài sàn bê tông, bạn cần kiểm tra chất lượng sàn có đảm bảo tiêu chuẩn hay không. Công đoạn này rất quan trọng và ảnh hưởng đến quá trình thi công. Đối với nền sử dụng mác bê tông dưới 200 sẽ không thể tiến hành mài bóng.

Các cấp độ cơ bản gồm:

Cấp độ sàn Mác bê tôngĐặc điểmGiải pháp
Cấp độ 160 – 150Sàn rất mềm và nhiều cát, tiêu tốn đĩa màiChỉ mài phẳng
Cấp độ 2100 – 200Độ cứng sàn khá yếuChỉ mài phẳng và tạo độ bóng nhẹ
Cấp độ 3200 – 270Sàn đạt độ cứngDùng thêm hóa chất tăng cứng và có thể thực hiện mài đánh bóng sàn
Cấp độ 4270 – 350Sàn cứngKhông cần dùng hóa chất khi mài đánh bóng sàn
Cấp độ 5350 – 480Độ cứng caoSử dụng đĩa mài chuyên dụng riêng cho sàn cứng khi mài độ bóng cao
Cấp độ 6450 – 620Độ cứng rất caoSử dụng đĩa mài mòn kim cương khi mài sàn độ bóng cao

Bước 2: Chuẩn bị máy mài sàn, đĩa mài và các thiết bị cần thiết.

Bước 3: Trước khi bắt đầu quá trình mài sàn bê tông, bề mặt sàn phải được làm phẳng sơ bộ để loại bỏ các vết nứt, lỗ hổng và bất thường khác trên bề mặt.

Bước 4: Sử dụng các đĩa đánh bóng mài phẳng để tạo độ nhẵn cần thiết cho sàn.

Bước 5: Kiểm tra và xử lý các vết nứt, điểm lồi lõm trên sàn.

Quy trình mài sàn bê tông chuẩn nhất
Hướng dẫn quy trình mài sàn bê tông chuẩn nhất

Bước 6: Sử dụng các đĩa mài làm nhẵn mịn, đánh bóng sàn. Tùy theo yêu cầu về cấp độ bóng và độ cứng sàn để sử dụng các đầu đĩa như sau:

Sử dụng đá mài đầu số #100 để tiến hành mài nền bê tông. Quá trình này giúp loại bỏ lớp vỏ sần và tạo ra một bề mặt thô trên bề mặt.

– Phun hóa chất tăng cứng bề mặt 

Sau khi mài sàn, hóa chất tăng cứng được phun lên bề mặt nền để làm cho bề mặt trở nên cứng hơn và chống mài mòn.

– Mài sàn với đĩa mài đầu số #300 và #500

Tiếp theo, sử dụng các đĩa mài đầu số #300 và #500 để tiếp tục mài bề mặt. Quá trình này giúp làm mịn và tạo ra một bề mặt nền bê tông đồng đều hơn.

– Mài sàn bằng đĩa mài đầu số #800

Sử dụng đĩa mài đầu số #800 để tiếp tục mài sàn và tạo ra một bề mặt mịn và có độ bóng cao hơn.

– Mài sàn bằng đĩa mài đầu số #1000

Tiếp theo, sử dụng đĩa mài đầu số #1000 để tiếp tục mài để nâng cao độ bóng và tinh tế của bề mặt.

– Mài sàn bằng đĩa mài đầu số #1500

Tiếp tục mài sàn bằng đĩa mài đầu số 1500# để tạo ra một bề mặt cực kỳ mịn và bóng.

– Mài sàn bằng đĩa mài đầu số 2000#

Tiếp tục mài sàn bằng đĩa mài đầu số 2000# để làm tăng độ bóng của bề mặt nền bê tông.

Bước 7: Vệ sinh lại mặt sàn bằng máy hút bụi công nghiệp và tiến hành phun tăng cứng bằng hóa chất.

Bước 8: Đánh bằng sàn bằng đĩa mài đầu số #3000, mặt sàn đánh bóng cuối cùng và tạo ra một bề mặt mịn, sáng bóng

Sau khi hoàn thành quá trình mài bê tông, phủ một lớp chất phủ bóng để tăng cường độ bóng và bảo vệ bề mặt sàn khỏi mài mòn và ẩm ướt.

Bước 9: Kiểm tra kỹ và khắc phục ngay các vị trí chưa đạt yêu cầu. Vệ sinh lại máy mài nền bê tông và thiết bị vật dụng đã dùng.

Bước 10: Bảo dưỡng định kỳ, tư vấn cách vận hành và sử dụng hiệu quả lâu dài.

Lưu ý: Quy trình trên có thể điều chỉnh tùy thuộc vào tình trạng sàn bê tông ban đầu và yêu cầu cụ thể của từng dự án.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về quy trình mài sàn bê tông chuẩn nhất dành cho thợ xây dựng. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã sở hữu cho mình các thông tin hữu ích khi xây dựng công trình và đảm bảo thi công an toàn.

 

Tin tức khác

Những loại thiết bị xây dựng nào cần kiểm định?
Quy trình kiểm định máy móc thiết bị xây dựng – Những loại thiết bị xây dựng nào cần kiểm định?

Kiểm định máy móc thiết bị xây dựng là quá trình kiểm tra tình trạng của các loại máy móc, thiết bị xây dựng trước khi đưa vào hoạt động. Việc kiểm định cũng được thực hiện định kỳ để đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng. Quy trình kiểm định thường xuyên, […]

Thiết bị xây dựng là gì?
Thiết bị xây dựng là gì? Quy định liên quan đến thiết bị xây dựng bạn cần biết

Thiết bị xây dựng là yếu tố không thể thiếu để góp phần tạo nên công trình vững chắc, bền đẹp và an toàn. Thiết bị được dùng trong công trình có thể gồm vật liệu, thiết bị lắp đặt tại công trình,… Vậy, chính xác thiết bị xây dựng là gì? Quy định của […]

Mua thiết bị xây dựng chất lượng tại Thăng Tiến
Review TOP 8 cửa hàng thiết bị xây dựng uy tín tại Hà Nội

Vật liệu, thiết bị xây dựng là những yếu tố không thể thiếu để làm nên những công trình hiện đại và bền vững. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một địa chỉ cung cấp thiết bị xây dựng chất lượng tại Hà Nội thì đừng bỏ qua TOP 8 cửa hàng thiết […]

Sàn bê tông mài nhám: Ưu nhược điểm và cách thi công
Sàn bê tông mài nhám: Ưu nhược điểm và cách thi công

Với các khu vực thường xuyên có xe cộ qua lại thì cần sử dụng một bề mặt sàn cứng cáp và có khả năng chống trơn trượt hiệu quả để đảm bảo an toàn mỗi khi di chuyển hoặc đi lại khi mặt nền ẩm ướt. Sàn bê tông mài nhám chính là loại […]

Sàn bê tông đá mài: Ưu nhược điểm, cách thi công và những lưu ý quan trọng
Sàn bê tông đá mài: Ưu nhược điểm, cách thi công và những lưu ý quan trọng

Sàn bê tông đá mài là vật liệu xây dựng được đánh giá cao về chất lượng và thích hợp khi sử dụng tại các khu vực có mặt bằng lớn. Thi công loại sàn này giúp người chủ công trình tiết kiệm được chi phí lớn bởi giá thành rẻ hơn so với các […]

5 Nguyên nhân khiến sàn bê tông bị võng? Hướng dẫn cách khắc phục triệt để
5 Nguyên nhân khiến sàn bê tông bị võng? Hướng dẫn cách khắc phục triệt để

Sàn bê tông bị võng là vấn đề phổ biến mà nhiều chủ công trình và kiến trúc sư đang gặp phải. Khi sàn nhà bị võng không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình mà còn gây nguy hiểm cho người sử dụng. Để khắc phục tình trạng này thì bạn […]

Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433
Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433