Hướng dẫn quy trình xây nhà từ móng đến mái
Hiện nay, nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng tăng cao, do vậy có rất nhiều người tìm hiểu về quy trình xây nhà từ móng đến mái để có thể nghiệm thu công trình. Vậy, quy trình xây dựng nhà ở gồm các bước chính nào? Cùng Minh Long tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Các bước chính trong quy trình xây nhà từ móng đến mái gồm:
Bạn đang xem: Hướng dẫn quy trình xây nhà từ móng đến mái
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng, lựa chọn đất nền, hồ sơ pháp lý, dự trù chi phí cần thiết,…
Bước 2: Tiến hành thi công gồm các bước giám sát, xây dựng phần thô từ móng đến mái (như đào móng, làm móng, dựng cột, xây tường, dầm sàn, đổ mái,…)
Bước 3: Nghiệm thu công trình: Là công tác hoàn thiện thi công, bàn giao sử dụng và thường thực hiện trát tường, đóng trần thạch cao, đi đường ống nước, dây điện, lắp cửa,…
Các quy trình và thủ tục xây nhà từ móng đến mái yêu cầu chủ đầu tư chuẩn bị cả tiềm lực tài chính và cả thời gian để giám sát công trình. Nhằm mục đích hỗ trợ các chủ nhà hiểu rõ các giai đoạn xây dựng ngôi nhà, cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé.
1. Quy trình xây nhà từ móng đến mái: Chuẩn bị
Quá trình chuẩn bị trước khi tiến hành thi công gồm các công đoạn sau:
– Lựa chọn đất nền: Chọn diện tích đất phù hợp với nhu cầu sử dụng và có vị trí thuận lợi theo phong thủy (hướng nhà, diện tích lùi xe, không bị đường đâm thẳng vào nhà,…);
– Chuẩn bị hồ sơ pháp lý và bản thiết kế để xin cấp giấy phép xây dựng: Bộ hồ sơ này thường do nhà tư vấn, kiến trúc sư chuẩn bị cho chủ nhà hoặc chủ nhà cũng có thể tự chuẩn bị dựa trên các hướng dẫn theo quy định;
– Quy mô thi công theo nhu cầu thực tế: Có kế hoạch chi tiết về số tầng, số phòng, chức năng của các phòng, ngân sách, thời gian sử dụng,…;
– Dự trù ngân sách xây nhà: Liệt kê toàn bộ các khoản chi phí và dự trù thêm khoảng 20 – 30$ so với mức dự trù để tránh trường hợp phát sinh quá mức;
– Lựa chọn thời điểm khi nào nên xây nhà bằng cách xem tuổi, thời tiết, nhu cầu sử dụng,…;
– Thuê đơn vị tư vấn thiết kế: Theo quy định, nhà ở có diện tích hơn 3 tầng >250m2 thì phải được thiết kế bởi cá nhân hoặc tổ chức có năng lực. Nếu chủ nhà tự thiết kế trong trường hợp này là vi phạm pháp luật;
– Khảo sát địa chất công trình để đảm bảo kết cấu nền móng nhà không bị sụt lún, nứt gãy sau thời gian sử dụng;
– Chuẩn bị mặt bằng, phá dỡ công trình cũ và tiến hành làm lán cho công nhân, phủ bạt, che chắn trước khi xây dựng;
– Lựa chọn đơn vị thầu uy tín, có đầy đủ giấy tờ hợp pháp, năng lực và kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng. Nên tham khảo giá của nhiều bên rồi lựa chọn đơn vị có mức chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu của chủ nhà nhất.
2. Hướng dẫn quy trình xây nhà từ móng đến mái hoàn thiện
2.1. Thủ tục xin cấp hồ sơ trước khi xây dựng
Theo quy định, chủ nhà/chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan về ngày khởi công trước 07 ngày. Nếu chủ nhà nộp đủ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng và hồ sơ được xác minh hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trả kết quả trong vòng 10 – 20 ngày.
Nếu có ý định xây nhà xen kỹ các công trình đang trong giai đoạn thi công khác thì chủ nhà nên nhờ đơn vị thầu lập hồ sơ hiện trạng các nhà lân cận để có thể xử lý khiếu nại nếu xảy ra. Trước khi lập sơ đồ, đo vẽ cần có sự xác nhận của phía công trình đang thi công dở bên cạnh.
Ngoài ra, việc giám sát công trình có thể được thực hiện bởi chủ nhà nếu có đủ năng lực và kinh nghiệm mua, sửa nhà. Để tiết kiệm thời gian, công sức và ít phát sinh chi phí nhất thì chủ nhà nên thuê các đơn vị thầu có trình độ giám sát rồi kiểm tra mỗi ngày bằng nhật ký thi công.
2.2. Quy trình xây nhà từ móng đến mái: Phần thô
Quy trình đổ móng nhà
Hiện nay, có 4 loại nền móng phổ biến được sử dụng như gồm móng đơn, móng cọc, móng băng và móng bè. Với mỗi loại móng sẽ có các bước thi công khác nhau.
Loại móng | Định nghĩa | Quy trình thi công |
Móng đơn | Móng đơn hay còn được gọi là móng cốc, là loại móng có chi phí thi công rẻ nhất so với các loại nền móng khác. Đây là loại móng được sử dụng phổ biến tại các công trình nhỏ lẻ.
Tác dụng chịu lực của móng đơn phụ thuộc vào thành phần cấu tạo hoặc mác bê tông. |
Quy trình thi công móng đơn gồm các bước:
– Đóng cọc – Đào đất làm hố móng – Làm phẳng mặt hố móng – Đổ bê tông lót móng, kiểm tra cao độ – Cắt đầu cọc – Gia công cốp pha Xem thêm : Quy trình bảo dưỡng máy mài sàn bê tông, máy đánh bóng sàn công nghiệp – Tháo cốp pha móng – Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ móng |
Móng cọc | Móng cọc hiện đang là loại nền móng được dùng phổ biến nhất và mang lại hiệu quả tối ưu đối với các công trình lớn hoặc có nền đất yếu.
Móng cọc có 02 loại chính gồm móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao. Móng cọc thường được cấu tạo từ bê tông cốt thép hoặc cọc gỗ, cọc thép, cọc hỗn hợp,… |
Quy trình thi công móng cọc bê tông cốt thép gồm các bước:
– Tính lún móng cọc hoặc ép chịu tải với kỹ thuật ép neo cọc bê tông – Ép cọc đại trà – Nghiệm thu giai đoạn ép cọc |
Móng băng | Là loại móng thường có một dải dài đứng đơn lẻ hoặc giao nhau thành hình chữ thập. Móng băng được thiết kế nối các điểm cọc với nhau khiến khả năng chịu lực của nền móng tốt hơn.
Đây là loại móng nông và thường được xây trên các hố đào trần rồi lấp đất lại. Chiều sâu của móng bằng thường từ <2m – 2,5m. |
Quy trình thi công móng băng gồm các công đoạn sau:
– Đào đất hố móng – Đổ bê tông lót móng – Đổ bê tông móng – Xây tường móng – Đổ bê tông giằng – Thi công bộ phận dưới cốt: bể phốt, hố ga, bể ngầm… dựa vào bản vẽ hố ga thoát nước mưa, bản vẽ bể ngầm,… – Nghiệm thu sau khi đóng xong móng |
Móng bè | Móng bè hay còn được gọi là móng toàn diện, là loại móng nông được sử dụng trên các nền đất yếu có chứa tầng hầm, kho, bể phốt, bồn chứa, hồ nước,…
Móng bè thường được sử dụng cho các công trình cao tầng và có kết cấu chịu lực cao. |
Quy trình thi công móng bè gồm các công đoạn:
– Đào đất làm hố móng – Đổ bê tông lót dưới móng – Đổ bê tông móng – Xây tường móng – Đổ bê tông giằng – Thi công bộ phận dưới cốt: bể bể phốt, hố ga, bể ngầm,… |
Tiến hành dựng cột nhà, xây tường
Để thực hiện công đoạn này, người thợ xây dựng phải tiến hành các hạng mục sau:
– Xác định vị trí tim trục cột nhà;
– Vệ sinh chân cột trước khi xây dựng;
– Kiểm tra vị trí tim trục cột nhà;
– Đục nhám và vệ sinh thép chờ chân cột;
– Ghép cốt thép cột: Kiểm tra mẫu mã, vị trí, độ dài thép, chiều dài đoạn nối thép;
– Gia công cốp pha cột nhà: Kiểm tra vị trí, kích thước bề mặt ván khuôn cột, dựng ván khuôn thẳng đứng, kín khít;
– Tiến hành đổ bê tông cột: Vệ sinh mặt bằng, tưới bám dính trước khi đổ bê tông. Cần kiểm tra kỹ thuật đổ, dầm bê tông, đầm nén tiêu chuẩn;
– Sau khi bê tông khô thì tháo dỡ ván khuôn và bảo dưỡng bê tông.
Tiến hành thi công dầm, sàn nhà ở
Trong giai đoạn này, người thợ thi công cần thực hiện các hạng mục công việc gồm:
– Xác định vị trí tim của trục dầm, sàn và cao độ;
Xem thêm : Hướng dẫn quy định xây nhà trên đất thổ cư
– Gia công cốt pha của dầm, sàn, ván khuôn: Kiểm tra vị trí nối thép dầm, đảm bảo bề mặt ván khuôn ép cốp pha thẳng đứng và ổn định;
– Tiến hành đục nhám và vệ sinh mạch ngừng thi công (nếu có);
– Ghép cốt thép của dầm, sàn, ván khuôn và kiểm tra vị trí, độ dài thép, chiều dài đoạn nối, chiều dày lớp bảo vệ,…
– Đổ bê tông vào khuôn dầm, sàn;
– Tưới nước để giữ ẩm cho bê tông.
Quy trình đổ mái nhà
Đây là công đoạn cuối cùng cần thực hiện trong hạng mục xây dựng phần thô của ngôi nhà. Trong quá trình này, chủ nhà lưu ý không nên đổ mái quay về góc miếu, đền, đình làng hay góc chùa bởi theo quan niệm phong thủy thì điều này sẽ ảnh hưởng đến vận may và sức khỏe của gia đình.
Hướng mái nhà đẹp nhất là hướng nam. Đỉnh mái nhà nên kéo dài từ đông sang tây để đảm bảo sự vững chắc cho ngôi nhà nhất có thể. Ngoài ra, chủ nhà có thể lựa chọn mái màu nâu sẫm hoặc xanh lam để mang lại nhiều may mắn hơn mái nhà màu đỏ.
Quy trình đổ mái nhà gồm các bước sau:
– Lắp dựng xà gỗ và lọt mái;
– Lắp đặt ván khuôn, cốt thép và kiểm tra độ an toàn trước khi đổ bê tông;
– Đổ bê tông và kiểm tra độ an toàn mọi thao tác. Đảm bảo vị trí trong ván khuôn không bị biến dạng và lớp phủ bê tông không quá dày;
– Đảm bảo nước không xâm nhập vào bê tông lúc chưa khô.
3. Nghiệm thu quy trình xây nhà từ móng đến mái hoàn thiện
Sau khi đã hoàn thiện phần thô trong quy trình xây nhà từ móng đến mái, các công tác về ngoại thất, trang trí còn lại có thể tiếp tục thực hiện sau khi nghiệm thu. Các hạng mục hoàn thiện công trình về sau các chủ nhà cần chú ý gồm:
– Tô trát tường vách song, trát tường ở vị trí tiếp giáp cột và khoan đục bê tông dư thừa, tường nội thất đã xây;
– Làm trần thạch cao và đi hệ thống điện đèn cho ngôi nhà;
– Đi đường ống hệ thống điện nước âm tường;
– Đóng lưới chống nứt tại các vị trí đi đường ống nước – điện;
– Lắp các thiết bị điện, nước, cấp thoát nước;
– Lắp đặt cửa sổ, cửa nhà bằng sắt, nhôm, gỗ, ngăn phòng và tường vệ sinh;
– Sơn nước, sơn dầu tường nội ngoại thất 02 lớp;
– Ốp gạch trang trí, đá cầu thang, mặt bếp, tam cấp (nếu có);
– Lắp lan can, tay vịn cầu thang và lan can mặt tiền;
– Chống thấm sàn, ban công, sân thượng, mái nhà, sàn nhà vệ sinh;
– Cán vữa sàn nhà và ốp lát gạch nền nhà;
– Vệ sinh và kiểm tra nghiệm thu trước khi bàn giao công trình.
Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn quy trình xây nhà từ móng đến mái dành cho người mới. Hy vọng với những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp bạn đọc nắm rõ các hạng mục thi công trong quá trình xây nhà để tiến hành giám sát, đánh giá và nghiệm thu chất lượng công trình nhà ở của mình nhé.
Trang chủ: https://tongkhomayxaydung.vn