Đổ sàn bê tông dày bao nhiêu là hợp lý? Những lưu ý khi đổ sàn bê tông

Khi thực hiện đổ sàn bê tông thì việc xem xét đổ dày rất quan trọng. Để giúp người thi công có thêm thông tin chi tiết khi thực hiện công đoạn đổ sàn bê tông và xem xét đổ sàn bê tông dày bao nhiêu là hợp lý, trong bài viết dưới cùng Minh Long tìm hiểu vấn đề này nhé.

Ảnh hưởng của độ dày bê tông đến chất lượng công trình khi thi công

Khi nắm rõ cách tính toán chính xác được độ dày của sàn bê tông sẽ giúp đảm bảo được độ bền, nhẵm bóng cùng khả năng chống nước và trơn trượt. Đồng thời, còn giúp bạn tiết kiệm được chi phí đầu tư vật liệu xây dựng phù hợp và tiết kiệm nhất.

Tuy nhiên, đổ sàn bê tông dày bao nhiêu trong các công trình dân dựng chắc chắn sẽ khác với sàn bê tông của nhà xưởng, khu công nghiệp và các kết cấu khác. Các kỹ sư, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng cho biết, trong một kết cấu công trình dân dụng như nhà ở, khối lượng bê tông sàn sẽ chiếm khoảng 30% khối lượng bê tông của công trình. Vì vậy, việc đổ sàn bê tông phải làm cẩn thận và tính toán kỹ lưỡng. Nếu đổ sàn mỏng, không đảm bảo được độ dày như quy định thì trọng tải của công trình sẽ giảm đi.

Khi tính toán đổ sàn bê tông dày bao nhiêu tại công trình dân dựng sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như kích thước nhịp, tải trọng, mác bê tông, loại thép sử dụng, độ cứng dầm, hàm lượng thép,… Cùng tìm hiểu cách tính đổ sàn bê tông dày bao nhiêu chính xác ngay dưới đây nhé.

Đổ sàn bê tông dày bao nhiêu hợp lý?
Độ dày bê tông ảnh hưởng đến chất lượng công trình

Đổ sàn bê tông dày bao nhiêu hợp lý?

Cách 1: Sử dụng công thức để tính độ dày sàn bê tông cốt thép toàn khối

H =(D/M)LNG

Trong đó:

– Hmin là trị số (quy định với từng loại sàn tương ứng là: 5cm đối với mái và 6cm đối với sàn nhà dân dụng)

– Lng: là chiều dài cạnh ngắn tính toán của ô bàn. D = 0,8 – 1,4 phụ thuộc vào tải trọng.

– Trị số m được chọn trong khoảng 30 -35 với bản loại dầm công trình

– Trị số m khoảng 40-45 đối với bản kê bốn cạnh, chọn m bé ứng với bản kê tự do và m thích hợp với bản liên tục.

Cách 2: Xác định chiều dày sàn nhà dân dụng tối thiểu theo AIC

Với bản kê bốn cạnh hay loại bản dầm, AIC đưa ra trị số hmin dựa theo điều kiện về độ võng phụ thuộc vào độ cứng của dầm và loại thép sử dụng tại công trình.

Khi 0,2 < α < 2,0 thì chiều dày sàn bê tông không nhỏ hơn:

– h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] và 5 in

Khi α>2 thì chiều dày sàn bê tông không nhỏ hơn:

– h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)] và 3,5 in

Trong đó ta có: α là tỉ số độ cứng của dầm, sàn và được tính bằng công thức α = EdJd/EsJ

Đổ sàn bê tông dày bao nhiêu hợp lý?
Đổ sàn bê tông dày bao nhiêu hợp lý?

Hướng dẫn quy trình đổ sàn bê tông đúng tiêu chuẩn

Sàn bê tông có cấu tạo tương tự như sầm nhưng có mặt cắt ngang rộng hơn và độ dày nhỏ hơn nên không cần sử dụng cốt thép khung đai. Độ dày sàn bê tông cần đổ tại công trình dân dụng dao động từ 8 – 10cm.

Khi tiến hành đổ sàn bê tông cần tuân thủ đúng kỹ thuật và bảo dưỡng hiện tượng nứt vỡ. Người thi công thường đổ vữa bê tông theo hướng giật lùi, đi thành 1 lớp và tránh hiện tượng phân tầng xi măng. Mặt sàn đổ bê tông được chia thành từng dải có diện tích rộng từ 1 – 2m. Khi đổ xong dải này mới tiến hành đổ dải tiếp theo. Cho đến khi cách dầm chính 1m thì tiến hành đổ dầm chính.

Trong quá trình đổ bê tông, khi đổ vào dầm đến lúc cách mặt trên cốp pha sàn từ 5 – 10cm thì tiếp tục tiến hành. Thực hiện quy trình này cần khống chế độ cao bằng các cữ, sau đó sử dụng bàn xoa đập và xoa phẳng mặt sàn.

Đổ sàn bê tông dày bao nhiêu hợp lý?
Quy trình đổ sàn bê tông tiêu chuẩn

Một số lưu ý khi đổ sàn bê tông

Yêu cầu về độ dày đổ bê tông sàn trong công trình dân dụng

Xét về cường độ và khả năng chịu tải của công trình: Chiều dày sàn nhà phải đảm bảo được cường độ và độ cứng chịu tải trọng của tường, vách trực tiếp lên mặt sàn. Những tác động của con người, vật dụng trong gia đình hoặc thiết bị máy móc để đảm bảo không xảy ra tình trạng sập, gãy gây nguy hiểm cho con người.

Có khả năng cách âm và chịu nhiệt tốt: Sàn nhà là kết cấu dùng để chịu tải trong toàn bộ công trình cũng là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tác động của con người. Khi chúng ta đi lại, sinh hoạt, hoạt động làm sao để giữa các tầng trong cùng ngôi nhà chỉ chịu ảnh hưởng ở mức nhỏ nhất.

Có khả năng chống ăn mòn, chống thấm và chống cháy: Đây đều là những yêu cầu cơ bản khi tính toán độ dày của sàn khi xây dựng.

Đảm bảo tính kinh tế: Khi sàn bê tông quá dày sẽ lãng phí chi phí, đôi khi còn làm tăng tải trọng công trình dẫn đến khả năng chịu nén cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, bạn cần tính toán chính xác đổ sàn bê tông dày bao nhiêu để đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Cần chú trọng điều gì khi đổ sàn bê tông công trình

Bên cạnh cách xác định đổ sàn bê tông dày bao nhiêu, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

Trước khi thi công:

– Kiểm tra khuôn đúc theo tiêu chuẩn hình dáng, thời gian sử dụng và kích thước;

– Kiểm tra dàn giáo, cốt thép, sàn thao tác, ván gỗ,… để đảm bảo an toàn khi thi công;

– Kiểm tra đủ số lượng, chất lượng của vật liệu thi công như sắt, thép, cát, xi măng, đá,… theo đúng bản vẽ;

– Nên sử dụng các loại máy đầm bàn khi đổ bê tông dầm sàn hoặc sàn hỏng <30cm;

– Sử dụng máy đầm rung, máy đầm dùi khi đổ bê tông sàn dày hơn 3cm, tường vách, cột,…

Trong khi thi công:

– Tiến hành đổ xong dải này mới đến dải kế tiếp;

– Khối bê tông cần đổ luôn ở vị trí thấp hơn so với các vị trí khác của phương tiện vận chuyển vữa bê tông tới;

– Bắt đầu đổ bê tông từ chỗ xa nhất với vị trí tiếp nhận rồi lùi dần về vị trí gần;

– Tránh để nước đọng ở hai đầu và các góc hoặc mặt vách hộc cốp pha;

– Các thao tác đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành nhanh chóng, liên tục;

– Khống chế độ cao khi đổ bê tông sàn bằng các cữ để tránh lãng phí;

Sau khi thi công: Cần kiểm tra sàn đã đạt tiêu chuẩn nhẵn và không bị úng nước sau khi đổ bê tông.

Chọn mác bê tông bao nhiêu là phù hợp khi đổ sàn bê tông?

Mác bê tông được chia thành nhiều loại gồm 100, 150, 200, 250, 300, 400, 450, 500, 6000. Hiện nay, người ta có thể chế tạo ra bê tông có cường độ cao hơn 1000 – 2000kg/cm2. Với các công trình dân dụng, khi thi công sàn nhà thường sử dụng loại bê tông thương phẩm mác 250. Bê tông mác 250 là loại bê tông thương phẩm có chất lượng cao với ứng suất nén phá huỷ của bê tông kích thước chuẩn, dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn, nén 28 ngày và đạt 220kg/cm2. Cường độ chịu nén của bê tông mác 250 là 100kg/cm2.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách xác định đổ sàn bê tông dày bao nhiêu? Quá trình đổ bê tông là công đoạn quan trọng và không thể thiếu khi xây dựng công trình. Người thợ xây dựng, chủ dự án cầm nắm chắc kỹ thuật và có cách tính toán chi nhất để tránh lãng phí vật tư, tiết kiệm chi phí. 

Ngoài ra, các công cụ máy đầm bê tông được sử dụng trong công trình cũng quan trọng không kém và góp phần tạo nên sự chất lượng, bền bỉ và thẩm mỹ cho công trình. Nếu bạn đọc đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về máy đầm cóc, máy đầm dùi bê tông, máy đầm bàn,… đừng ngại ngần mà hãy liên hệ ngay đến Minh Long để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhất nhé.

Hà Nội: Số 254, Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội – Hotline: 0936.766.266

TPHCM: Số 95 Hà Duy Phiên, Bình Mỹ, Quận Củ Chi, TP Hồ Chí Minh – Hotline: 0915.463.433

Nghệ An: Cầu Cấm QL1, xã Nghi Quang, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An – Hotline: 0961.232.555

 

đổ sàn bê tông dày bao nhiêu 40

 

Tin tức khác

Tìm hiểu quy trình xây nhà cấp 4 đúng chuẩn kỹ thuật
Tìm hiểu quy trình xây nhà cấp 4 đúng chuẩn kỹ thuật

Trong văn hóa của người Việt Nam, nhà cấp 4 được xem là mẫu nhà phổ biến và được nhiều người lựa chọn khi có nhu cầu xây dựng nhà ở hoặc công trình cho thuê, kinh doanh. Hiện nay, các quy trình xây nhà cấp 4 đạt chuẩn kỹ thuật ngày càng được nhiều […]

Hướng dẫn quy định xây nhà trên đất thổ cư
Hướng dẫn quy định xây nhà trên đất thổ cư

Trước khi xây dựng nhà ở, chủ nhà cần tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến pháp luật để đảm bảo quá trình xây dựng không bị ảnh hưởng hay bị xử phạt do làm trái quy định. Trong đó, các quy định xây nhà trên đất thổ cư là một trong những […]

Hướng dẫn quy trình xây nhà từ móng đến mái
Hướng dẫn quy trình xây nhà từ móng đến mái

Hiện nay, nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng tăng cao, do vậy có rất nhiều người  tìm hiểu về quy trình xây nhà từ móng đến mái để có thể nghiệm thu công trình. Vậy, quy trình xây dựng nhà ở gồm các bước chính nào? Cùng Minh Long tìm hiểu chi tiết […]

7 kinh nghiệm xây nhà lần đầu không nên bỏ qua
7 kinh nghiệm xây nhà lần đầu không nên bỏ qua

Không phải đơn vị thi công nào cũng chia sẻ cho bạn về những kinh nghiệm xây nhà lần đầu quan trọng. Vậy, làm thế nào để xây nhà khoa học, chất lượng mà tuổi thọ sử dụng có thể lên đến vài chục năm và có thể tối ưu chi phí nhất. Trong bài […]

10 kỹ thuật xây bể bơi quan trọng và không thể thiếu khi làm hồ bơi
10 kỹ thuật xây bể bơi, đảm bảo chính xác cho người mới bắt đầu

Để có một bể bơi hoạt động hiệu quả, an toàn và đáp ứng nhu cầu bơi lội dùng cho gia đình hay kinh doanh thì đều cần đáp ứng các kỹ thuật xây bể bơi chính xác. Trong bài viết dưới đây, cùng Minh Long tìm hiểu về quy trình xây bể bơi và […]

Hướng dẫn kỹ thuật xây nhà cấp 4 từ móng đến mái nhà
Hướng dẫn kỹ thuật xây nhà cấp 4 từ móng đến mái nhà

Kỹ thuật xây nhà cấp 4 là quy định được nhiều chủ nhà tìm hiểu để đảm bảo nắm rõ các công đoạn và nghiệm thu sau khi hoàn thành công trình dễ dàng. Nhà cấp 4 là loại nhà ở 1 tầng thường có diện tích dưới 1000m2 và có chiều cao dưới 6m. […]

Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433
Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433