Hướng dẫn cách làm nền nhà đúng kỹ thuật

Làm nền nhà là công đoạn quan trọng nhất khi thi công bởi nền móng vững chắc là yếu tố để công trình bền, đẹp, chắc chắn về sau. Cách làm nền nhà chuẩn nhất được nhiều người thợ thi công, chủ công trình tìm kiếm để đảm bảo chất lượng nhà ở chắc chắn, an toàn và không xảy ra hiện tượng sụt lún. Trong bài viết dưới đây, cùng Minh Long tìm hiểu về cách làm nền nhà chi tiết nhất nhé.

Công tác chuẩn bị trước khi làm nền nhà

Quá trình chuẩn bị sẽ giúp các công việc diễn ra thuận lợi về sau và không phải dừng thi công do vướng mắc, thiếu vật liệu, nhân công, dụng cụ,… 

Cách làm nền nhà chi tiết nhất
Công tác chuẩn bị trước khi làm nền nhà

Chuẩn bị vật liệu xây dựng làm nền nhà

Cần kiểm tra chất lượng của các loại vật liệu chính như xi măng, cát (theo phê duyệt vật tư đầu vào), sỏi, đá,… Xi măng phải có kết quả thí nghiệm chất lượng và được bảo quản đúng cách khi lưu trữ. Cát vàng sử dụng để đắp nền phải là loại cát hạt vừa (đường kính từ 0.3 – 1.2mm) và sạch tạp chất (không có sỏi, đá,…).

Phải có mặt phẳng để chế, trộn vữa xi măng, hộc đong vật liệu, máy trộn vữa và bảng cấp phối trộn phải được ván ở vị trí dễ nhìn thấy. Vữa xi măng phải được trộn khô đều bằng máy trộn với tỉ lệ cát : xi măng : nước phù hợp. Vữa không được ướt quá hoặc khô quá, sử dụng bàn xoa để vỗ, xoa (5-7 lần) thấy có màng nước xuất hiện trên bề mặt thì được xem là đạt yêu cầu. 

Chuẩn bị dụng cụ làm nền nhà

Cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, máy móc để phục vụ cho việc làm nền nhà như xẻng, hộc đong, máy trộn vữa, bàn xoa, bàn đập, máy đầm đất, thước tầm, thước rút, tà lột, nivo,…

Lưu ý: 

– Khi vữa xi măng trộn ướt quá thì thêm xi măng và cát vào để trộn đều tiếp

– Khi vữa xi măng trộn khô quá thì thêm xi măng và nước theo tỷ lệ và trộn lại. Tuyệt đối không được sử dụng nước để xử lý bề mặt

– Đất cát để đắp nền phải được sàng qua 1-2 lần để loại bỏ hết phần sỏi, đá,…

Hướng dẫn cách làm nền nhà chi tiết

Để tiến hành làm nền móng nhà, người thợ thi công cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Khảo sát bề mặt sẽ làm nền móng, cần chuẩn bị bản vẽ, nhân công, nguyên vật liệu (hướng dẫn trên) xây móng.

Bước 2: Dọn dẹp khu vực xây nền móng sạch sẽ, gọn gàng. Tập kết nguyên vật liệu và nhân công để sẵn sàng cho việc thi công.

Bước 3: Đào hố đặt móng và làm phẳng mặt hố móng bằng việc san đều, đầm phẳng.

Bước 4: Kiểm tra độ cao và đổ bê tông để lót móng (đổ lăm le).

Bước 5: Đổ bê tông và cắt đầu cọc

Bước 6: Tiến hành ghép cốt pha

Bước 7: Đổ bê tông vào móng nhà

Bước 8: Bảo dưỡng, đầm bê tông nền móng nhà. Sau đó tháo cốt pha sau khi xi măng đã khô đặc.

 

 

Cách làm nền nhà chi tiết nhất
Hướng dẫn cách làm nền nhà chi tiết

>>> Xem thêm: Cập nhật bảng công suất máy cắt duỗi sắt phổ biến

Quy trình láng nền khi làm nền nhà

Bên cạnh kỹ thuật làm nền móng nhà, quy trình láng nền cũng được nhiều người quan tâm và tìm hiểu để tránh hiện tượng bong bộp gạch về sau. Để làm nền nhà khi láng nền, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

– Tiến hành láng nền thì trong ra ngoài, nên có che lót mặt nền khi vận chuyển vữa, tránh trường hợp vữa xi măng làm bẩn các khu vực khác;

– Nền láng phải được quét phủ hồ dầu (nước xi măng) trước khi dàn phủ vữa láng. Không quét phủ hồ dầu quá sớm để tránh trường hợp lớp hồ dầu khô trước khi phủ vữa láng;

– Dàn đều vật liệu lắng lên bề mặt lớp nền và cao hơn mốc láng nền chuẩn;

– Dùng bàn đập, bàn xoa đập cho lớp vữa xi măng bám chặt vào nền;

– Dùng thước 3m để cán phẳng vữa bằng mặt mốc và dùng bàn xoa gỗ để xoa phẳng;

– Dùng tà lột để vuốt mặt hoàn thiện theo độ dốc thiết kế và đảm bảo bề mặt phẳng mịn, không trồi cát, không còn vết gợn của bàn xoa sau khi vuốt;

Trong quá trình làm nền nhà, chú ý làm kỹ phần chống thấm cho các khu vực ướt như nhà tắm, sân thượng,…đồng thời cũng làm nền nhà chống nồm, ngấm nước, tăng tuổi thọ căn nhà.

Cách làm nền nhà chi tiết nhất
Hướng dẫn quy trình láng nền khi làm nền nhà

Những lưu ý cần biết khi làm nền nhà 

Khi làm nền nhà, người chủ công trình và người thợ thi công cần lưu ý một số điểm sau:

– Phải có phương án gia cố đất đá trước khi đào đối với những nền đất yếu;

– Nên chuẩn bị sẵn một chiếc máy bơm nước và ống dẫn để kịp thời tiêu thoát nước trong trường hợp có mạch nước ngầm trong lòng đất hoặc trời mưa khi thi công làm nền nhà;

– Sau khi đào hố móng, phải tiến nước dầm kỹ đáy nền móng để tăng độ nén cho đất;

– Phải đầm kỹ sau khi đổ bê tông và xác định tim nền móng;

– Thép dầm móng nên được chuẩn bị bên ngoài và sử dụng các viên kê để giữ cốt thép đúng vị trí;

– Đảm bảo độ dày của lớp bê tông bao phủ trong khoảng ≥ 2cm;

– Khi đổ bê tông thì phải sử dụng máy đầm dùi để đầm kỹ vữa bê tông ngay sau khi đổ. Chỉ tháo dỡ cốt pha khi chắc chắn lớp vữa đã khô hoàn toàn.

Sau khi nền móng nhà đã được làm chắc chắn, đúng kỹ thuật thì bạn có thể chuyển sang các bước tiếp theo là láng nền, đổ trụ cột nhà,…

Việc làm nền nhà đúng cách sẽ giúp công trình của bạn vững chắc, không xảy ra tình trạng bong tróc hay sụt lún về sau. Bên cạnh những cách làm nền nhà được giới thiệu ở trên, bạn đọc nếu có thắc mắc trong quá trình xây dựng có thể tham khảo thêm các bài viết hướng dẫn tại Minh Long. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm mua các loại máy móc xây dựng, máy đầm đất, đầm bê tông, vui lòng liên hệ đến Minh Long để sở hữu thiết bị chất lượng, chính hãng và giá rẻ nhất thị trường nhé.

>>> Xem thêm: 7 lưu ý khi thuê máy đầm nền bạn cần biết

Tin tức khác

Cách làm nền nhà không bị lún hiệu quả
Cách làm nền nhà không bị lún chuẩn xác, đúng kỹ thuật

Sụt lún nền nhà là một biến dạng của mặt đất gây ra nghiêng nhà, võng nền nhà, nứt tường, sụt lún nền nhà,…. và nghiêm trọng hơn là sập đổ công trình. Trong bài chia sẻ dưới đây, cùng Minh Long tìm hiểu về cách làm nền nhà không bị lún khi thi công, […]

NGUYÊN TẮC ĐẦM BÊ TÔNG BẠN CẦN BIẾT
Nguyên tắc đầm bê tông là gì? Quy trình đầm bê tông đúng kỹ thuật

Đầm bê tông là công đoạn giúp kết cấu công trình trở nên kiên cố, vững chắc và hạn chế được khả năng sụt lún về sau. Để hiểu rõ hơn về quy trình đầm nền bê tông, đừng bỏ qua bài chia sẻ dưới đây của Minh Long về nguyên tắc đầm bê tông […]

Máy đầm dùi dùng để làm gì?
Máy đầm dùi dùng để làm gì? Công dụng của máy đầm dùi

Trong ngành xây dựng hiện đại, việc sử dụng các loại máy móc, thiết bị xây dựng đã trở nên không thể thiếu và góp phần lớn cho việc nâng cao hiệu quả thi công. Máy đầm dùi là một trong những thiết bị được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Vậy, máy đầm […]

ĐỊA CHỈ MUA MÁY ĐẦM BÀN CHÍNH HÃNG GIÁ TỐT TẠI HÀ NỘI
Công suất máy đầm bàn là bao nhiêu?

Máy đầm bàn là loại máy móc có khả năng làm nén chặt kết cấu đất, bê tông, cát, sỏi,… giúp cho việc thi công xây dựng trở nên kiên cố và chắc chắn hơn. Bên cạnh đó việc nén chặt kết cấu công trình giúp cho công đoạn đổ sàn, lát gạch trở nên […]

MUA MÁY ĐÁNH BÓNG SÀN BÊ TÔNG GIÁ RẺ TẠI MINH LONG
Công suất máy đánh bóng sàn bê tông là bao nhiêu?

Máy đánh bóng nền bê tông với đa dạng chức năng, phù hợp với các nhu cầu mài mịn, đánh bóng bê tông tại các công trình xây dựng lớn. Để chọn mua được chiếc máy đánh bóng sàn phù hợp với nhu cầu sử dụng, chắc chắn bạn không thể bỏ qua yếu tố […]

Địa chỉ mua máy duỗi sắt phế liệu chính hãng giá rẻ
Tổng hợp bảng công suất máy duỗi sắt phế liệu

Công đoạn duỗi và tái chế sắt thép phế liệu thường mất nhiều thời gian và tối công sức của người thợ xây dựng. Sử dụng máy duỗi sắt phế liệu sẽ giúp quá trình này trở nên nhanh chóng, dễ dàng và đơn giản hơn. Cùng tìm hiểu công suất máy duỗi sắt phế […]

Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433
Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433