Xây dựng dân dụng là gì? Vai trò của kỹ thuật xây dựng dân dụng

Tại bất kỳ quốc gia hiện đại, chúng ta đều dễ nhận thấy sự phát triển của nền kinh tế xã hội luôn gắn liền với những công trình xây dựng dân dụng tại đó. Khách quan mà nói thì đây chính là một trong những nền tảng cơ sở cho sự phát triển và là dấu hiệu của sự bền vững kinh tế. Vậy, bạn có biết xây dựng dân dụng là gì? Kỹ thuật xây dựng dân dụng có vai trò như thế nào? Cùng Minh Long tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm xây dựng dân dụng là gì? 

Xây dựng dân dụng là ngành không bao giờ hết “hot” và được nhiều người tìm kiếm bởi nhu cầu sử dụng công trình, kiến trúc đang không ngừng được nâng cao. Để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thì ngành xây dựng phải không ngừng phát triển và cập nhật nhiều công nghệ mới.

Xây dựng dân dụng là ngành kỹ thuật chuyên nghiệp, đảm đương từ khâu thiết kế đến thi công và bảo trì công trình. Đây là một trong số những ngành kỹ thuật xây dựng lâu đời và thường bao gồm các lĩnh vực như:

– Xây dựng công trình nhà ở

– Xây dựng tòa văn phòng, trường học, bệnh viện, công xưởng, kho bãi,…

– Xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông: cầu, đường bộ, hầm,…

Trong tất cả các ngành kỹ thuật thì xây dựng dân dụng là một trong những ngành lâu đời nhất. Tính đến nay, kỹ thuật xây dựng xuất hiện ở mọi nơi với nhiều cấp độ phạm vi khác nhau. Từ Nhà nước hay xã hội và tư nhân.

Khi đất nước ngày càng phát triển thì nhu cầu về sử dụng cơ sở hạ tầng, công trình sẽ ngày càng đặc biệt hơn về sự liên kết từ khu vực, quốc tế và làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Xây dựng dân dụng là gì? Vai trò của kỹ thuật xây dựng dân dụng
Công trình xây dựng dân dụng là gì?

Phân loại công trình xây dựng dân dụng

Công trình dân dụng là những công trình công cộng và các loại nhà ở khác nhau. Theo quy định tại Thông tư 12/2012/TT-BXD, công trình xây dựng được phân loại như sau:

– Nhà ở: gồm nhà riêng lẻ (nhà truyền thống, biệt thự, nhà liền kề) và chung cư (mini, thấp tầng, cao tầng, hỗn hợp);

– Công trình công cộng gồm các công trình giáo dục, văn hóa, khách sạn, văn phòng, công trình y tế, thương mại, ga tàu, bến xe, công trình thể thao các loại,…

Phân cấp công trình xây dựng dân dụng chi tiết

Dựa trên quy định trong lĩnh vực xây dựng, công trình dân dựng được phân cấp thành các loại sau:

– Công trình dân dụng cấp I: Là những công trình có tổng diện tích sàn trong khoảng từ 10.000 đến 15.000 m2 hoặc được quyết định bằng chiều cao từ 19 đến 20 tầng;

– Công trình dân dụng cấp II: Là những công trình mà tổng diện tích sàn khoảng 5.000 đến dưới 10.000 m2 hoặc có chiều cao từ 9 đến 19 tầng;

– Công trình dân dụng cấp III: Là những công trình có tổng diện tích sàn từ 1.000 đến dưới 5.000 m2 hoặc có chiều cao từ 4 đến 8 tầng;

– Công trình dân dụng cấp IV: Là những công trình có tổng diện tích sàn dưới 1.000m2 hoặc có chiều cao dưới 3 tầng;

– Công trình dân dựng cấp đặc biệt: Là các công trình mà tổng diện tích lớn hơn 15.000m2 hoặc chiều cao lớn hơn hoặc bằng 30 tầng.

Công trình xây dựng dân dụng là gì
Phân cấp công trình xây dựng dân dụng

Quy định về công trình xây dựng dân dụng

Yêu cầu phân cấp nhà và công trình công cộng 

Với những công trình như bảo tàng, di tích lịch sử hoặc tòa nhà lưu trữ thì phải tính đến độ an toàn cho cả tài sản được lưu trữ ở bên trong và con người. Công trình nhà ở và công cộng có quy định phải đạt từ cấp I trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc, niên hạn sử dụng công trình phải trên 100 năm và mức độ chịu lực ở cấp I. Thường gồm các công trình công cộng sau:

– Công trình nhà và các công trình có tầm quốc gia, quốc tế; công trình mang ý nghĩa đặc biệt về an toàn an ninh quốc gia, quốc phòng hoặc ngoại giao;

– Công trình phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ và cấp cứu trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, cháy nổ hoặc thiên tai;

– Công trình là trụ sở của các cơ quan ban ngành như Quốc hội, Đảng, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp.

Đặc điểm của xây dựng dân dụng

Xây dựng dân dụng khác với các ngành sản xuất đặc thù khác và các hạng mục xây dựng dân dụng có thể góp mặt ở mọi cấp độ, lĩnh vực. 

Xét theo chức năng, công trình xây dựng dân dụng là một trong những nền tảng cơ sở cho sự phát triển của kinh tế xã hội. Là lĩnh lực mang đến giá trị lợi nhuận không nhỏ và góp phần tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển thuận lợi hơn.

Vai trò của kỹ thuật xây dựng dân dụng
Đặc điểm của kỹ thuật xây dựng dân dụng

Vai trò của kỹ thuật xây dựng dân dụng

Công trình xây dựng dân dụng là ngành trọng điểm của mỗi quốc gia và đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó trên nhiều khía cạnh các nhau. Cụ thể:

– Xây dựng là biểu hiện cụ thể cho định hướng phát triển và đường lối kinh tế quốc gia theo từng giai đoạn;

– Là tiền đề để phát triển cơ sở vật chất hạ tầng, hỗ trợ nền kinh tế;

– Giúp tăng cường tiềm lực cho quốc gia và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài;

– Tạo điều kiện cho các lĩnh vực, ngành kinh tế khác phát triển;

– Tăng giá trị lợi nhuận cho nền kinh tế nhà nước.

Với những vai trò vô cùng thiết thực trên, kỹ thuật xây dựng dân dụng luôn là một trong những ngành chiếm được sự quan tâm và ưu ai trong công cuộc cải tạo kinh tế, phát triển đổi mới đất nước.

Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu về xây dựng dân dụng và vai trò của kỹ thuật xây dựng dân dựng. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã có thêm cái nhìn toàn diện, chi tiết về công trình xây dựng dân dụng đáp ứng quy trình theo Bộ Xây dựng hướng dẫn.

 

Tin tức khác

Tìm hiểu quy trình xây nhà cấp 4 đúng chuẩn kỹ thuật
Tìm hiểu quy trình xây nhà cấp 4 đúng chuẩn kỹ thuật

Trong văn hóa của người Việt Nam, nhà cấp 4 được xem là mẫu nhà phổ biến và được nhiều người lựa chọn khi có nhu cầu xây dựng nhà ở hoặc công trình cho thuê, kinh doanh. Hiện nay, các quy trình xây nhà cấp 4 đạt chuẩn kỹ thuật ngày càng được nhiều […]

Hướng dẫn quy định xây nhà trên đất thổ cư
Hướng dẫn quy định xây nhà trên đất thổ cư

Trước khi xây dựng nhà ở, chủ nhà cần tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến pháp luật để đảm bảo quá trình xây dựng không bị ảnh hưởng hay bị xử phạt do làm trái quy định. Trong đó, các quy định xây nhà trên đất thổ cư là một trong những […]

Hướng dẫn quy trình xây nhà từ móng đến mái
Hướng dẫn quy trình xây nhà từ móng đến mái

Hiện nay, nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng tăng cao, do vậy có rất nhiều người  tìm hiểu về quy trình xây nhà từ móng đến mái để có thể nghiệm thu công trình. Vậy, quy trình xây dựng nhà ở gồm các bước chính nào? Cùng Minh Long tìm hiểu chi tiết […]

7 kinh nghiệm xây nhà lần đầu không nên bỏ qua
7 kinh nghiệm xây nhà lần đầu không nên bỏ qua

Không phải đơn vị thi công nào cũng chia sẻ cho bạn về những kinh nghiệm xây nhà lần đầu quan trọng. Vậy, làm thế nào để xây nhà khoa học, chất lượng mà tuổi thọ sử dụng có thể lên đến vài chục năm và có thể tối ưu chi phí nhất. Trong bài […]

10 kỹ thuật xây bể bơi quan trọng và không thể thiếu khi làm hồ bơi
10 kỹ thuật xây bể bơi, đảm bảo chính xác cho người mới bắt đầu

Để có một bể bơi hoạt động hiệu quả, an toàn và đáp ứng nhu cầu bơi lội dùng cho gia đình hay kinh doanh thì đều cần đáp ứng các kỹ thuật xây bể bơi chính xác. Trong bài viết dưới đây, cùng Minh Long tìm hiểu về quy trình xây bể bơi và […]

Hướng dẫn kỹ thuật xây nhà cấp 4 từ móng đến mái nhà
Hướng dẫn kỹ thuật xây nhà cấp 4 từ móng đến mái nhà

Kỹ thuật xây nhà cấp 4 là quy định được nhiều chủ nhà tìm hiểu để đảm bảo nắm rõ các công đoạn và nghiệm thu sau khi hoàn thành công trình dễ dàng. Nhà cấp 4 là loại nhà ở 1 tầng thường có diện tích dưới 1000m2 và có chiều cao dưới 6m. […]

Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433
Messenger Chat zalo Showroom: Miền Bắc Showroom: Miền Trung Showroom: Miền Nam Miền Bắc: 0936.766.266 Miền Trung: 0961.232.555 Miền Nam: 0915.463.433